Victor Tantet
Chef of bureau au Ministère des Colonies
Chủ Sự Phòng, Bộ Thuộc Địa Pháp


Ngô Bắc dịch
      
Il n’est peut-être pas indifferent, alors que notre empire colonial en Indo-Chine est fortement constitúe, de donner les sources de notre histoire en Extrême-Orient.  On trouvera ici l’analyse des papiers originaux, letters et memoires, reҫus par le pouvoir souverain depuis nos premières tentatives en Cochinchine jusqu’à la conquête et conserves aux Archives colonials.

Có thể không phải là không quan trọng, khi mà đế quốc thực dân của chúng ta tại Đông Dương đã được thiết chế một cách vững mạnh, để cung cấp các nguồn tài liệu về lịch sử chúng ta ở Viễn Đông.  Người ta sẽ tìm thấy ở đây sự phân tích các tài liệu nguyên thủy, các thư từ và các hồi ký, nhận được bởi thẩm quyền chủ tể, kể từ các toan tính đầu tiên của chúng ta cho đến cuộc chinh phục, và được bảo quản tại Các Văn Khố Về Thuộc Địa.



Victor Tantet
Mars 1905

*****




MỤC LỤC TÓM LƯỢC

VĂN THƯ TỔNG QUÁT VỀ

ĐÀNG TRONG / NAM KỲ

___

TẬP I

ĐÀNG TRONG (1686 – 1748)

       Trích một lá thư của Sr Veret về Poulo-Condor (Côn Đảo).  Tình trạng khích lệ của đảo để thực hiện thương mại với Căm Bốt và Lào.  1686 – trang 4.

       Phụ đính tài liệu nói trên, Bản Đồ Côn Đảo – trang 5.

       Hồi ức về đảo Côn Sơn, được đặt biệt danh là đảo Isle d’Orléans.  Tình hình, sự sản xuất, các nguồn gốc về dân cư trên đảo.  1723 – trang 7.

Hồi ký của Poivre về Đàng Trong.  1744.  Mặt ngoài, hoàng thành Huế, các sắc thuế, các phong tục, thương mại của Âu Châu tại Đàng Trong -- trang 18.

Trích từ một khổ giấy gấp bốn mang nhan đề: Lettres édifiantes et curieuses sur la visite apostolique de M. de la Baume, évêque d’Halicarnasse à la Cochinchine, en 1740 (Các lá thư sùng đạo và lạ lùng về cuộc viếng thăm tông đồ của Đức Ông de la Beaune, chánh xứ Halicarnasse, tại Đàng Trong, trong năm 1740), ấn hành bởi cha Faure, linh mục Thụy Sĩ, tại Venise, 1746 – trang 32

Suy tưởng về hồi ký ở trang 18 – trang 45.

Trích từ một lá thư của Friel gửi Godeheu về thương mại của Đàng Trong.  1747 – trang 54.

Bản thứ nhì của phần ghi nơi trang 45, trong cùng quyển – trang 57.

Hồi ký của Poivre, có bình luận, 1748 – trang 73.

Bản thứ nhì của hồi ký ở trang 18, trong cùng quyển – trang 82.

Các ý tưởng của Dumont về hồi ký này – trang 91.

Hồi ký của Poivre, có bình luận, (bản thứ nhì của trang 73) – trang 97.

Bản thứ ba của phần ghi nơi trang 45, trong cùng quyển – trang 91.

Bổ túc hồi ký về Đàng Trong, tiếp nối là các suy nghĩ của ông Duvelaer – trang 148.

Các ý kiến về các dự án của Poivre – trang 153.

Bản thứ nhì của phần ghi nơi trang 148 – trang 158.

[Sưu tập được đóng bìa cứng, gáy bằng vải màu xám, hai bìa màu đen, 166 tờ.]

___

TẬP II

ĐÀNG TRONG (1748 – 1750)

       Quyết nghị của Công Ty Ấn Độ (Compagnie des Indes) [thuộc Pháp] chuẩn cấp cho Poivre một tàu chiến khinh tốc (frigate) để đi nối kết các quan hệ thương mại với Đàng Trong.  Biên bản, ngày 25 Tháng Bẩy 1748 – trang 5.

       Cảm tạ của Laurens gửi Công Ty về việc đề cử của công ty.  Ile-de-France [tức đảo Mauritius, là thuộc địa của Pháp từ 1715 đến 1810, trước khi được nhượng lại cho Anh Quốc, chú của người dịch].  28 Tháng Ba 1749 – trang 4.

       Phân tích một lá thư của Poivre.  Các quan điểm của ông ta về Đàng Trong.  30 Tháng Ba 1749 – trang 5.

       Giữ lại S. de Pelou trong công việc của ông ta – trang 6.

       Dự án trả lời một lá thư của David về các kế hoạch của Poivre.  20 Tháng Mười 1749 – trang 7.

       Phân tích thư của David liên quan đến các dự án này.  26 Tháng Ba 1749 – trang 8.

       Trích từ nhật ký của Poivre khi ở Đàng Trong, từ 29 Tháng Tám 1749 đến 11 Tháng Hai 1750 – trang 9.

       Thư của Poivre gửi Ủy Ban bí mật về cuộc viễn chinh thứ nhì sang Đàng Trong, việc dừng chân tại Ấn Độ, các khó khăn gây ra bởi Dupleix và Friel.  Từ Pondichéry, ngày 1 Tháng Bẩy 1749 – trang 10.

       Các chỉ thị của Thượng Hội Đồng Pondichéry cho Poivre về cuộc viễn chinh của ông ta tại Đàng Trong.  1749 – trang 13.

       Laurens loan báo với Công Ty việc gửi nhật ký chuyến du hành của ông tại Đàng Trong.  Từ l’Ile-de-France, 12 Tháng Tư 1750 – trang 23.

       Nhật ký về chuyến du hành tại Đàng Trong để tường trình với Công Ty của Laurens.  Các nhận xét được tóm tắt về thương mại khả dĩ với Đàng Trong.  Tháng Mười 1748 và tiếp đó – trang 25.

       “Journal – de Poivre – d’un voyage à la Cochinchine, depuis le 29 aoust 1749, date de notre arrive jusqu’au 11 février 1750:  Nhật ký – của Poivre – về một chuyến du hành tới Đàng Trong, từ 29 Tháng Tám 1749, ngày chúng tôi đên nơi, cho đến 11 Tháng Hai 1750” – trang 43.

       Mô tả về Đàng Trong -- “Voïage du vaisseau de la Compagnie La Machault à la Cochinchine en 1749 et 1750” (Cuộc Du Hành Bằng Tàu Của Công Ty, Chiếc La Machault, đên Đàng Trong Trong Các Năm 1949 Và 1750).   Các tác giả và các khách du hành đã viết về Đàng Trong.  Tóm lược lịch sử.  Nhà vua, triều đình, quân đội, pháo binh, hải quân, các đồn phòng thủ, luật lệ, các tổng đốc, tư pháp, cảnh sát, nghệ thuật, tranh vẽ, các tỉnh lỵ, các tập quán, trang phục (habillement), tôn giáo, thương mại với Trung Hoa  – Căm Bốt – Lào – trang 161.

       Tóm tắt các sư dàn xếp cùng với Poivre để khai thông các quan hệ thương mại với Đàng Trong và sự tiếp nhận các cây nhục đậu khấu (muscade)  giao cho Ile-de-France và Bourbon – trang 216.

       Sắc dụ của vua Bắc Kỳ [Tonkin, Đông Kinh, tức Đàng Ngoài khi đó, chú của người dịch] về sự lưu hành tiền tệ -- trang 219.

       Lịch sử các vua Đàng Trong (không ký tên tác giả) – trang 221.

       Thương mại của Đàng Trong (không ký tên tác giả) – trang 226.

       Phần kiểm điểm (pièce comptable) liên quan đến Poivre – trang 230.

       Biên nhận các hàng hóa đã mua tại Đàng Trong cho Công Ty Pháp Ân: Đã ký: Poivre và Laurens – trang 231.

[Sưu tập được đóng bìa cứng, gáy bằng vải màu xám, bìa màu đen, 234 tờ.]

___

TẬP III

ĐÀNG TRONG (1750 – 1788)

Poivre gửi Ủy Ban Bí Mật về cuộc du hành của ông đến Java và Trung Hoa.  Toulon 31 Tháng Mười Hai 1750 – trang 4.

Các hàng hóa và các sản phẩm, các tặng phẩm cho Chúa Đàng Trong và các quan lại – sổ liệt kê – trang 11

Sổ liệt kê.  Cùng mục đích – trang 20.

Sổ chi tiêu tổng quát thực hiện tại Huế bởi Poivre cho Công Ty.  Ghi nhật kỳ từ Đàng Trong, 16 Tháng Một 1750 – trang 32.

       Pallière-Christy, chỉ huy thuyền Machault, loan báo việc cập bến từ chuyến trở về của cuộc du hành tại Đàng Trong, Ile-de-France, 12 Tháng Tư 1750 – trang 37.

       Tình trạng các phí tổn của tàu Machanet [? không rõ có khác với tàu Machault, hay do viết hoặc sắp chữ sai, chú của người dịch] về lương thực (en vivres)  v.v… trong cuộc du hành của nó tới Đàng Trong -- trang 38.

       Tình trạng trọng tải của tàu Machault lúc rời khỏi Tourane (Đà Nẵng) – trang 39.

       Dự án sắp xếp hàng hóa cho Manille [thủ đô của Phi Luật Tân bây giờ, chú của người dịch] – trang 41.

       Các dự án cho một cuộc du hành thứ nhì tới Đàng Trong -- trang 41.

Tóm tắt một lá thư của Poivre về các kết quả của cuộc du hành đầu tiên của ông – trang 45.

Tình trạng các tặng phẩm dâng lên Chúa Đàng Trong, các quan lại.  Sử dụng số tiền 30,000 đồng mang theo – trang 48.

Kiểm kê các giấy tờ liên quan đến cuộc viễn du – các trang 49 và 50.

Các nhận xét phục vụ tình báo về các bản liệt kê được thiết lập trong dịp này – trị giá tiền tệ bản xứ, trọng lượng và các sự đo lường – trang 52.

       Tình trạng hàng hóa chuyển cho Manille – trang 56.

       Ghi chú về các hàng hóa mang về từ Đàng Trong – trang 57.

       Các sự phân tích các lá thư của Poivre gửi Ủy Ban bí mật – trang 62.
      
Xác minh một lá thư được cho là của vua Louis XV gửi Chúa Đàng Trong, phúc đáp.  Các sự phân tích chứng thực Bourgine, nhà truyền giáo, 13 Tháng Chín 1751 – trang 65.

       Sự chuyển giao của các văn kiện này – trang 66 bis.

       Thư của Đức Ông (Mgr. Joachim, khâm mạng tòa thánh tại Vân Nam, đề ngày 13 Tháng Chín 1751, gửi Công Ty về việc các nhà truyền giáo bị săn đuổi tại Đàng Trong tiếp theo sau cuộc nổi dậy của một người Đàng Trong, theo lệnh của ông Poivre  [in đậm để làm nổi bật của người dịch] – trang 67.

       Các sự giải thích của nhà truyền giáo Bourgine, đề ngày 14 Tháng Chín 1751, về tình huống đưa đến việc tạo ra bức thư mạo danh của vua Louis XV gửi Chúa Đàng Trong và về bản dịch của nó [in đậm để làm nổi bật của người dịch] – trang 69.

       Văn thư ghi nhớ trình lên ông de Silhouette bởi Ngài (sieur) Saint-Phalle về thương mại có thể làm của Công Ty với Đàng Ngoài (Tonkin: Đông Kinh, Bắc Kỳ): Hoạt động Nhập và Xuất Cảng, 24 Tháng Hai 1753 – các trang 72-73.

       Tóm lược quan hệ với Vương Quốc Đàng Ngoài bởi ông Saint Palle – trang 77.

       Bị tố cáo về sự tiếp nhận lá thư kế tiếp, 17 Tháng Tư 1756 – trang 82.

       Protais-Leroux, người thương thuyết, dàn xếp việc chở thêm hàng đến Surate [Suratte hay Soeratte là một thành phố mậu dịch nổi tiếng tại bờ biển phía bắc của vùng đất giờ đây là Ấn Độ, thuộc tiêu bang Gujarat ngày nay, nằm trên con sông Tapti.  Thành phố giờ được gọi là Surat, đã trở thành một giám khu (directorate) của Công Ty Đông Ấn Thuộc Hòa Lan (Dutch East India Company) trong năm 1616.  Anh Quốc đã thiết lập một cơ xưởng tại Suratte trong năm 1609 hay 1612, sau khi đã giáng một trận đánh trên người Bồ Đào Nha.  Đó là  một phần ngày nay được biết là Ấn Độ thuộc Hòa Lan (Dutch India), chú của người dịch], đề nghị với tổng kiểm tra tài chính của Machault về việc tạo lập một cơ sở tại Côn Đảo.  15 Tháng Năm 1755 – trang 83.

       Cùng người gửi đến cùng người nhận.  20 Tháng Mười 1755.  Cùng đề tài – trang 87.

       Dự án viết thư gửi Poivre – trang 93.

       Ghi chú của Auber về các hạt nhục đậu khấu [hay nho xạ] (noix muscades) được báo cáo bởi Poivre.  1755 – trang 95.

       “Báo cáo ủy hội từ ông Poivre về Đàng Trong và các nơi khác với phần trích từ các thư từ, hồi ký, bảng kê và các món lưu giữ, và yêu cầu của ông xin Công Ty thanh toán cho trương mục của ông ta”.  – 98

       Văn thư về dự án du hành đến Đàng Ngoài để nhập cảng các hàng hóa chẳng hạn như lụa và trà.  – Phê bình dự án – trang 119.

       Văn thư của Poivre gửi Công Ty khiếu nại sự chậm trễ của khoản thù kim.  12 Tháng Chín 1757 – trang 125.

       Các tải hóa đơn (comptes de la traite) chở hàng tới Manille bởi chiếc tàu Colombe, thuyền trưởng là ông Le Brun, người giám sát hàng chở là ông Poivre.  19 Tháng Ba 1757 – trang 126.

       Chứng chỉ thanh toán việc bổ nhiệm gửi Poivre.  5 Tháng Một 1756 – trang 130.

       Biên nhận sử dụng các sản phẩm và vật liệu bằng tiền bạc được ủy thác cho Poivre bởi Công Ty cho chuyến du hành của ông.  1 Tháng Hai 1758 – trang 131.

       [Trống không, không có sự ghi nhận nào về các tài liệu liên hệ  khoảng 5 năm ở đây, không rõ là do chủ ý hay không có liên lạc gì giữa Pháp và Đàng Trong trong thời khoảng này, chú của người dịch]

D’Estaing gửi Công Ty đề nghị dự án về Đàng Trong – Việc mất sổ nhật ký của ông bị lấy bởi người Anh.  23 Tháng Hai, 1763 – trang 134.

Báo cáo bởi d’Estaing về đồn Nattal tọa lạc trên bờ biển đảo Sumatra (Compte rendu par d’Estaing au sujet du fort Nattal situé sur la côte de Sumatra).  Paris, 30 Tháng Một, 1763 – trang 136.

Chứng nhận của d’Estaing về sự đầu hàng của Nattal.  Paris, 17 Tháng Hai 1763 – trang 138.

Ghi chú của ông Rothe đòi hỏi rằng văn thư của ông về Đàng Trong phải được trình tận mắt ông bộ trưởng – trang 140.

Réflexions politiques et secretes sur les royaumes de Cochinchine et de Cambodge: Các suy nghĩ chính trị và các bí mật về các vương quốc Đàng Trong và Căm Bốt.  Tóm lược dự án của ông Rothe – Đàng Trong được dự kiến như điểm chiến lược cần chiếm cứ ngay, trước người Anh – trang 141.

Dự án vũ trang để thiết lập một hoạt động thương mại với Đàng Trong.  Versailles 21 Tháng Chín 1775 – trang 144.

Lệnh cho hải cảng Lorient trang bị một tàu chiến (flûte) cho mục đích này.  Versailles, 23 Tháng Chín 1775 – trang 146.

Bản thứ nhì của phần nơi trang 144 – trang 147.

Sự cần thiết để thực hiện gấp dự án liên quan đến Đàng Trong theo sau từ trần của vị Chúa xứ này – trang 149.

Dự án viễn chinh tại Đàng Trong được trình bày với ông bộ trưởng bởi ông de Rothe – trang 150.

Phê bình dự án – trang 152.

Cùng tài liệu trên: Id. – trang 156.

Bản thứ nhì của phần thuộc trang 146 – trang 157.

Dự án của ông de Rothe.  Tình trạng phí tổn mà dự án sẽ phát sinh – trang 158.

Chevalier nói chuyện với ông de Bellecombe về các lợi thế chính trị mang lại cho nước Pháp từ một sự thiết định cơ sở tại Đàng Trong và về các hậu quả chung cuộc cho sự chiếm đóng trong tương lai Đàng Ngoài và Xiêm La -- Ấn Độ Sự Vụ.  Các âm mưu của người Anh.  Chandernagor, 30 Tháng Tư 1778 – trang 161.

Chevalier báo hiệu cho ông de Bellecombe rằng thật đáng tiếc biết bao nếu không lợi dụng các sự rối loạn diễn ra tại Đàng Trong để chiếm đoạt một ưu thế mà người Anh đang suy nghĩ để đạt được ở đó.  Ấn Độ Sự Vụ.  Chandernagor 12 Tháng Hai 1778 – trang 168.

       [Sưu tập được đóng bìa cứng gáy bằng vải màu xám, bìa màu đen, 172 tờ.]

___


TẬP IV

ĐÀNG TRONG (1785-1791)

       Văn thư về cuộc cách mạng của Đàng Trong.  1785.  – Phần có thể rút được cho ảnh hưởng của Pháp trong việc trợ giúp vị hoàng đế bị mất ngôi.  – Tầm quan trọng của Đà Nẵng.  – Paris, 26 Tháng Một 1786 – của Bá Tước (Comte) de Desolminihac de La Mothe – trang 3.

       Dự thảo chỉ thị liên quan đến sự thám thính bờ biển Đàng Trong và đặc biệt nhất về hải cảng Đà Nẵng.  – Paris, 25 Tháng Hai 1786 – Từ cùng người gửi – trang 7.

       Chỉ thị cho ông de Richery, thiếu úy thủy quân lục chiến, chỉ huy tàu chiến Marquis de Castries, được phái đi cùng với Chúa Đàng Trong, người yêu cầu trợ giúp để chống lại các thần dân nổi loạn của ông.  – Pondichéry, 20 Tháng Bẩy 1786.  – Từ de Cossigny và d’Entrecasteaux – trang 10.

       Thư của de Cossigny giải thích công tác này – trang 13.

       Báo cáo về hành trình được chấp thuận cho Giám Mục d’Adran trở về Âu Châu và về chuyến du hành của Richery tại bờ biển Đàng Trong để thám thính nơi đó cũng như các đảo Andamans, Negraille, Arracan, v.v…  Pondichéry, 5 Tháng Bảy 1786.  Cossigny – trang 15.

       Các chỉ thị.  – Giám Mục địa phận Adran và một sĩ quan đảm trách một nhiệm vụ bí mật sẽ cùng đi trong chuyến du hành của ông để đưa về nước con trai của Chúa Đàng Trong [tức Hoàng Tử Cảnh, chú của người dịch].  – Sẽ thử xem là liệu có thể đưa người cha lên ngôi lại được hay không.  Các biện pháp quân sự sẽ được áp dụng.  – 1786.  (Biên bản không có ai ký tên) – trang 19.

       Các cuộc thám thính khác nhau đã được phóng ra tại Viễn Đông, Pondichéry, 28 Tháng Chín 1786.  – D’Entrecasteaux – trang 22.

       (Không đề ngày).  Ghi chú của Giám Mục địa phận Adran về vật liệu mang theo.  Paris – trang 27.

       Trích một lá thư của Richery gửi Cossigny.  – 11 Tháng Mười Hai 1786.  – Báo cáo chuyến du hành của ông – trang 28.

       Souillac gửi bộ trưởng.  – Hành trình tại Pháp của Giám Mục địa phận Adran và hoàng thái tử của vương triều [chúa Nguyễn].  Ile-de-France.  31 Tháng Tám 1786 – trang 30.

       Các ghi chú về Đàng Trong.  Các lợi điểm cho nước Pháp để tạo lập một cơ sở ở đó – trang 32.

       “Dự án chỉ thị liên quan đến sự thám thính bờ biển Đàng Trong và đặc biệt nhất về Đà Nẵng” .  Chevalier de La Mothe 1786 – trang 36.

       Văn thư đề cập đến Đàng Trong 1787.  – Ký tên: Boiver, đại nhiệm các Phái Bộ Truyền Giáo hải ngoại – trang 41.

       Các định ước liên quan đến cuộc viễn chinh sang Đàng Trong để phục ngôi cho vị chúa của xứ này và ghi chú phải được dùng làm căn bản cho việc lập ra các chỉ thị liên quan đến cuộc viễn chinh – trang 44.

       “Văn thư của nhà vua được dùng để chỉ thị đặc biệt cho Ngài Bá Tước de Conway, thống chế các chiến trường và đội quân Hoàng Triều và tổng tư lệnh các binh sĩ tại Ấn Độ, liên quan đến một cuộc viễn chinh đến bờ biển Đàng Trong mà ông sẽ chỉ huy, và về sự thi hành một định ước và tuyên cáo được ký kết về đề mục này giữa Pháp Hoàng và vị chúa tể của xứ được nói đên”.  2 Tháng Mười Hai 1787 – trang 50.

       Cossigny gửi Bộ Trưởng – Báo cáo về việc cập bến Manille bởi ông de Richery.  – Pondichéry, 11 Tháng Ba 1787 – trang 56.

       Cùng người gửi đến cùng người nhận.  – Loan báo sự trở về của ông de Richery và phúc trình về nhiệm vụ của ông.  – Pondichéry, 19 Tháng Bẩy 1787 – trang 59.

       Cùng người gửi đến cùng người nhận.  – Phúc trình về cuộc quay trở lại của chiến thuyền Marquis de Castries đến bờ biển Đàng Trong.  – Pondichéry 19 Tháng Bẩy 1787 – trang 61.

       Thẩm định về nhiệm vụ của ông de Richery – trang 62.

       Giám Mục địa phận Adran gửi bộ (thuộc địa).  – Lorient, 22 Tháng Mười Hai 1787.  – Để nghỉ phép – trang 64.

       Các chỉ thị cho ông de Richery – trang 65.

       Liên quan đên cuộc du hành của một giáo sĩ gốc Đàng Trong trên chiếc tàu Marquis de Castries.  5 Tháng Mười 1787 – trang 67.

       Phúc trình lên nhà vua về cuộc viễn chinh từ Đàng Trong.  25 Tháng Mười Một 1787 (Bản đồ vịnh Đà Nẵng, trang 73) – trang 71.

       Phân tích chi tiết văn thư liên quan đến cuộc viễn chinh của ông Richery – trang 77.

       Bản sao một lá thư của de Cossigny gửi Chúa Đàng Trong về chuyến du hành của ông de Richerỵ -- Các cố vấn chính trị.  1787 – trang 79.

       Bản dịch thư phúc đáp của Chúa Đàng Trong – trang 81.

       Văn thư của nhà vua dùng để chỉ thị đặc biệt cho hiệp sĩ (chevalier) de Kersaint, chỉ huy tàu Dryade.  – Giám Mục địa phận d’Adran.  – Hoàng Tử Xứ Đàng Trong.  – 1 Tháng Mười Hai 1787 – trang 82.

       Bản sao một lá thư gửi ông de Conway.  – Cuộc cách mạng tại Hòa Lan đã làm thay đổi các ý đồ chính trị của Pháp tại Ấn Độ.  – Sự cần thiết để nhìn thấy là liệu Đàng Trong có thể trở nên vị trí của một cơ sở mới ít gần cận với các cơ sở của Anh quốc.  – 2 Tháng Mười Hai 1787 – trang 84.

       Chúa Đàng Trong sẽ đảm trách các phí tổn cho sự thiết lập cơ sở của Pháp – Tuyên bố của Giám Mục địa phận Adran – Versailles, 28 Tháng Mười Một 1787 – trang 86.

       Duyệt xét các chi phí của cuộc viễn chinh – trang 87.

       Bản sao một bức thư bí mật gửi ông d’Entrecasteaux về cuộc viễn chinh tại Đàng Trong.  – Quyền hạn tự do để tiến hành khi ông ấy phán đoán việc đó là hữu ích.  – 2 Tháng Mười Hai 1787 – trang 88.
       Các ghi nhận về cuộc viễn chinh – trang 90.

       Các phí tổn của cuộc viễn chinh – trang 91.

       Văn thư đệ trình lên nhà vua về cùng đề mục.  5 Tháng Mười Một 1787 (biên bản) – trang 92.

       Sự khởi hành của Giám Mục địa phận Adran và của Hoàng Tử Xứ Đàng Trong.  – Lorient, 28 Tháng Mười Hai 1787 – trang 95.

       Ông de Richery cung cấp các tin tức về chuyến du hành của ông ta cho ông de Conway, thống đốc Pondichéry.  – Sự trì hoãn và thoái bộ (bản sao). – Tại hải cảng Malac.  9 Tháng Tư 1788 – trang 97.

       Từ Giám Mục địa phận Adran. – Chuyến quay về Đàng Trong.  --  Đến Ile-de-France.  Ile-de-France.  14 Tháng Tư 1788 – các trang 99 và 100.

       D’Entrecasteaux gửi bộ trưởng.  – Ý kiến của ông về các lợi thế của cơ sở dự phòng.  – Tầm quan trọng về vị trí của hải cảng Đà Nẵng. – Port-Louis, 18 Tháng Tư 1788 – trang 101.

       Từ Giám Mục địa phận Adrạn  -- Ile-de-France, 22 Tháng Tư 1788.  – Các tin tức về cuộc nổi dậy ở Đàng Trong trong năm 1786 – các trang 103 và 104.

       Từ cùng người gửi.  Pondichéry, 20 Tháng Tám 1788.  – Nói chuyện với hoàng tử của Chúa Đàng Trong.  Các trở ngại với ông de Conway – trang 105.

       Các phụ lục.  – Cùng đề mục – từ trang 106 đến 125.

       Các thư từ của Giám Mục địa phận Adran.  Pondichéry, Tháng Sáu – Tháng Bẩy 1788.  Các tin tức về cuộc viễn chinh dự phóng – từ trang 126 đến 130.

       Ghi nhận về cuộc nổi dậy ở Đàng Trong và sự chiếm giữ Đàng Ngoài – trang 131.

       Các thông tin về Đàng Trong. – trích một lá thư của ông Létendal, quản nhiệm các hội truyền giáo hải ngoại tại Madras.  6 Tháng Một 1788 – trang 132.

       Moracin gửi bộ trưởng.  Pondichéry, 20 Tháng Bẩy 1788.  – Sự ích lợi của cuộc viễn chinh sang Đàng Trong, các lợi thế của xứ sở này, cảnh giác cần thận trọng, đừng tiến hành cuộc viễn chinh trước năm kế tiếp – trang 133.

       Ông de Conway gửi bộ trưởng.  Pondichéry, 20 Tháng Bẩy 1788.  – Sự cần thiết để bảo vệ các lực lượng hải quân và ngân khoản nếu cương quyết muốn thực hiện cuộc viễn chinh.  – Tình trạng tài chính khó khăn của Ấn Độ.  – Trong phụ lục kèm bản sao thư tín của Giám Mục địa phận Adran là người muốn đi tìm tại Xiêm La vị Chúa mất ngôi của Đàng Trong – trang 138.

       Sự phản đối của Giám Mục địa phận Adran với bộ trưởng về sự bất quyết và ác ý của thống đốc – trang 142.

       De Conway gửi bộ trưởng.  – Pondichéry, 28 Tháng Tám 1788.  – Ông de Conway giữ việc thông tin cho chính mình về tình trạng tại Đàng Trong bằng cách gửi hiệp sĩ de Kersaint đến đó.  – Nhiệm vụ của ông de Kersaint.  Các chỉ thị -- trang 143.

       Các thư từ của ông de Berneron, đại úy thuộc trung đoàn tại Ile-de-France được phái đi trên tàu Marquis de Castries để khảo sát vấn đề tại chỗ.  – Tháng Chín, 1788 – trang 152.

       Bộ trưởng gửi Giám Mục địa phận Adran (biên bản) – xác nhận đã nhận được các tin tức được gửi đến cho ông, hy vọng được nhìn thấy cuộc viễn chinh sớm được tiến hành.  Versailles.  Tháng Mười 1788 – trang 162.

       De Kersaint gửi ông de Conway (bản sao).  Tại Hải cảng Cavite, 24 Tháng Mười Một 1788.  – Thẩm định các biện pháp được thực hiện bởi ông de Richery. – Giá trị của Côn Đảo – trang 164.

       Ở mặt sau (verso) – Bản sao các chỉ thị được giao cho ông de Richery bởi hiệp sĩ de Kersaint.  – Trên sàn tàu Dryade, 24 Tháng Mười Một 1788 – trang 165.

       Conway gửi bộ trưởng. – Pondichéry, 18 Tháng Sáu 1788.  Tình hình Đàng Trong theo tập Voyage d’un philosophe của Poivre; các kết luận rút ra từ đó, cũng như từ một văn thư của giám mục địa phận Adran: phê bình dự án hiệp ước được khai triển bởi chính ông. – trang 166.

       Phân tích ngắn một lá thư của Moracin về cuộc viễn chinh, 20 Tháng Bẩy 1788 – trang 174.

       Ghi chú với hàng chữ viết tay của bộ trưởng: “J’ai mandé particulièrement à M. de Conway, de la part du roi, de ne point entreprendre l’expédition de la Cochinchine”: “Tôi truyền lệnh đặc biệt đên ông de Conway, từ phía nhà vua, rằng đừng tiến hành cuộc viễn chinh tại Đông Dương”.  – trang 176.

       Ghi chú về cùng mục đích và về giám mục địa phận Adran.  1789 – trang 177.

       Trích một lá thư của ông de Kersaint (14 Tháng Ba 1789) gửi bộ trưởng về hai vịnh tại Đàng Trong (Đà Nẵng và Chinichen [?]).  Sự thám thính các địa điểm.  – Trích một lá thư gửi ông de Conway, 15 Tháng Ba 1789.  – Các mẩu tin tình báo về Côn Đảo thì dơ bẩn và Hải Nam đá sỏi khô cằn – trang 178.

       Conway gửi bộ trưởng.  – 15 Tháng Ba 1789.  – Thư đầy đủ (in extensor, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch)]  về đề mục trước đây – trang 180.

       Ghi chú với hàng chữ viết tay của bộ trưởng: “Il faut répondre poliment à l’évêque d’Adran: mais lui mander que les circumstances actuelles et les nouvelles reҫues ont fait décider au roi que l’expédition de la Cochinchine n’aurait pas lieu”: “Cần trả lời một cách lịch sự với giám mục địa phận Adran: nhưng hãy truyền đạt đến ông rằng các tình huống cụ thể và các tin tức nhận được đã khiến nhà vua quyết định là cuộc viễn chinh sang Đàng Trong sẽ không diễn ra được”.  – trang 182.

       Bản sao một lá thư của giám mục địa phận Adran gửi de Conway.  – 18 Tháng Ba 1789.  – Sự
trở về của Chúa Đàng Trong tại Quốc Gia của ông.  – Các ý định của vị Chúa nếu người ta gửi đến ông các đội quân.  – Biện minh cho dự án của hiệp ước.  – Các đề xuất của giám mục đến thống đốc. – Virampatnam, 18 Tháng Ba 1789 – trang 183.

       Ghi nhận gửi bộ trưởng để thông báo cho ông hay lá thư khiếu nại của giám mục địa phận Adran chống lại Conway và các sự trì hoãn của ông này.  – Với hàng chữ viết tay của bộ trưởng “Accuser purement and simplement la réception de cette letter”: “Chỉ đơn giản nhìn nhận sự tiếp nhận lá thư này”. – trang 185.

       Ông de S. Riveul gửi ông de la Luzerne.  – Trên sàn tàu Astrée, hải cảng Pondichéry, 11 Tháng Tư 1789. – Sự tận tâm làm việc của ông de Kersaint trong chuyến đi thám thính của ông ta – trang 186.

       Ghi nhớ về các vương quốc Đàng Trong và Căm Bốt.  – Vị trí địa dư.  – Lịch sử.  – Các lực lượng.  – Huế  -- Hội An (Faifo). – Khí hậu.  – Các sản lượng.  – Các hầm mỏ. – (không ghi nhật kỳ) – trang 188.

       Tóm lược về cuộc cách mạng của Đàng Trong.  – Ile-de-France, 20 Tháng Tư, 1789 – trang 194.

       Trích nhật ký của ông de Préville, chỉ huy khu trục hạm Pandour tại biển Trung Hoa.  – Côn Đảo.  – Mô tả, các tài nguyên.  Phi Luật Tân và Tây Ban Nha.  – Macao.  – Đàng Trong.  – Các nhà cầm quyền hiện thời, sự tiếm ngôi. – Ca ngợi xứ  Đàng Trong.  --  Các nguồn gốc của nó.  – Người Bồ Đào Nha không nhìn với thiện cảm về dự án viễn chinh.  – Ích lợi của một cơ sở được thiết lập – trang 195.

       (Rất quan trọng).  – Văn thư (ngày 24 Tháng Một 1788) của bộ trưởng đệ trình nhà vua về tình trạng của vấn đề Đàng Trong theo sau thư tín nhận được từ Ấn Độ. – Các khó khăn và bất tiện.  --  Sự di tản từ Ấn Độ, sự phòng thủ đảo Ile-de-France – trang 200.

       Gửi ông de Conway (nguyên bản).  Sự vô ích của việc chiếm cứ không có lợi xứ Đàng Trong.  Versailles, 1 Tháng Mười 1789 – trang 201.

       Gửi giám mục địa phận Adran.  – Cuộc viễn chinh không thể diễn ra.  – Versailles, 16 Tháng Tư 1789 – trang 202.

       Gửi giám mục địa phận Adran (nguyên bản). – Cùng đề mục.  – 16 Tháng Tư 1789.  – Thư được đọc tại Hội Đồng [Chính Phủ ?] bởi ông bộ trưởng.  – Vị giám mục, luôn luôn tán đồng cuộc viễn chinh, phản đối đề xuất ngược lại của ông de Conway – trang 203.

       Gửi đến cùng người nhận (bản thảo).  – Cuộc cách mạng của Đàng Trong đã kết thúc – trang 204.

       Bản dịch một lá thư của Chúa Đàng Trong gửi vua nước Pháp trong Tháng Một 1790.  Ông ta yêu cầu sự ủng hộ của Triều Đình nước Pháp – Lời biện hộ mà người ta tìm thây ở đó mọi ý tưởng của giám mục địa phận Adran là người phiên dịch và là kẻ gợi ý rõ ràng – trang 206.

       Hành trình của ông de la Béhardière tại Đàng Trong để khảo sát tại đó hệ thực vật – trang 209-212.

       Ghi chú về lá thư của Chúa Đàng Trong (trang 206), bản chính và bản sao – các trang 213-215.

[Sưu tập được đóng bìa cứng, gáy bằng vải màu xám, hai bìa màu đen, 217 tờ.]
   
___

TẬP V

ĐÀNG TRONG (NAM KỲ) (1792-1818)

[Địa danh Cochinchine, theo cách dùng một cách thông thường trong các tài liệu Tây Phương, là để chỉ Đàng Trong trước khi vua Gia Long thống nhất đất nước Việt Nam vào năm 1802.  Sau khi Pháp chính thức xâm chiêm sáu tỉnh Miền Nam vào cuối thập niên 1850 – đầu thập niên 1860, Cochinchine có nghĩa để chỉ Nam Kỳ, tức là từ  bên dưới Phan Thiết (Bình Thuận) cho đến mũi Cà Mau ngày nay, chú của người dịch]

       Dự án du hành bằng tàu của ông de Richery đến đảo Côn Sơn (Poulo Condor) (ghi chú) 18 Tháng Hai 1792 – trang 3-4.

       Dự án lập cơ sở tại Phi Luật Tân và Đàng Trong gửi về Cơ Quan Lãnh Đạo Hành Pháp bởi thuyền trưởng tàu chiến Lorcher, 2 Tháng Chín 1797.  – Sự giàu có của Phi Luật Tân.  – Các dự án của giám mục địa phận Adran trong năm 1786.  – Sự yếu kém của bộ của thời đại [ngoại giao?]  (ministère de l’époque) trước nước Anh.  – Khả tính của việc tái tục dự án – trang 6.

       Văn thư về Đàng Trong.  – Sự giàu có của Đàng Trong. – Người thừa kế ngai vàng là học trò của giám mục địa phận Adran.  – Lợi ích của việc gửi một sứ thần toàn quyền để ký kết một hiệp ước liên minh.  – Văn thư đề ngày 2 Tháng Thứ Ba Năm Cộng Hòa Thứ X [2 frimaire an X: theo lịch thời Nã Phá Luân tại Pháp, từ năm 1793, frimaire là Tháng Ba của năm cộng hòa, tức từ 21-22 Tháng Mười Một đến 21-22 Tháng Mười Hai của dương lịch thông dụng, chú của người dịch], được gửi trả về bộ trưởng thủy quân lục chiến để cho ý kiến: ký tên: Bonaparte – trang 11.

       Chuyển tiếp bởi thị trưởng vùng Morbihan một lá thư (bản sao) của một người Pháp trú ngụ tại Đàng Trong kể từ khi có chuyến du hành của hoàng tử sang Versailles năm 1788, 30 Tháng Tám 1807, các trang 16-17.
      
       [Có khoảng trống gần 6 năm giữa hai bút ký này, chú của người dịch]

       Trao đổi thư từ giữa trưởng ban các thuộc địa và trưởng kho tàng trữ Thư Viện (depot des Chartes) tại Versailles về sự thông tin của hai hồ sơ liên quan đên phái bộ của giám mục địa phận Adran trong năm 1788.  – Versailles, Tháng Một – Tháng Ba, 1812 – từ trang 20 đến trang 26.

       “Văn thư (cùng với phiếu gửi) về các lợi điểm của việc tái thiết lập các quan hệ thương mại với Sumatra, bờ biển Mã Lai, Nam Kỳ, Bornéo, Phi Luật Tân và Trung Hoa”, được gửi đến các thành viên tham vấn của Hội Đồng Nhà Nước tại Paris bởi ông Jean-Alexandre Salèles, thương gia tại Ile Bourbon [tức đảo Réunion, chú của người dịch], Tháng Ba 1815 – trang 28.

       Cuộc viễn du của tàu Cybèle tại Viễn Đông.  Các quà tặng mang theo.  Paris, 11 Tháng Hai 1817 – trang 36.  

       Hai lá thư của ông de Kergariou, thuyền trưởng tàu Cybèle, gửi bộ trưởng, 28 Tháng Hai 1817.  Sự khởi hành của con tàu – các trang 39-41.

       Kergariou gửi bộ trưởng.  Pondichéry 1 Tháng Bẩy 1817.  – Báo cáo về chuyến du hành của ông ta.  – Các nhận xét kỹ thuật của sự hải hành.  – trang 43.

       Cùng người gửi đến cùng người nhận.  – Pondichéry 19 Tháng Bẩy 1817.  – Sự cập bến của tàu Golo.  – Tái tiếp tế cho chiến thuyền hạng nhì (frigate).  – Các giáo sĩ truyền đạo cho Trung Hoa.  – Sự mất tích của tàu Alceste.  – Các nguy hiểm của việc hải hành.  – (Mẩu tin đính kèm, trang 49, về các nguy hiểm này). – trang 48.

       Bảo sao thư từ liên lạc của ông de Kergariou, tại Manille, với trưởng đoàn thuyền trưởng Phi Luật Tân.  – Hỏi về lương thực, các sự sửa chữa bảo trì tàu, sự quản trị.  – Các phí tổn – trang 53.

       Ông Borne-Bonnet, thương gia tại Lorient, yêu cầu được di chuyển cùng với con trai sang Nam Kỳ, để trở thành các nhân viên người Pháp của Chính Phủ ở đó.  Lorient, 25 Tháng Mười 1817 – trang 67.

       Phòng thương mại Lorient trình bày với bộ trưởng Nội Vụ các phương tiện trao tặng cho sự mở rộng thương mại tại Phương Đông.  15 Tháng Mười 1817 – trang 69.

       Kergariou gửi bộ trưởng.  – Từ đồn quân ở Cavite, 10 Tháng Mười Một 1817.  – Cảnh sát và kỷ luật trên tàu.  – canh gác các tòa nhà thương mại.  – Tình trạng tiếp xúc các tàu Pháp trong năm 1817 đã cập bến Manille – trang 73.

       Cùng người gửi cho cùng người nhận.  Ngoài khơi Manille, 18 Tháng Mười Một 1817.  – Cuộc hải hành của tàu Cybéle, từ Pondichéry đến Manille.  – Quần đảo Aru và núi Parcelar.  – Hải cảng Malacca: thăm viếng thống đốc Farquhar.  – Hành lang qua eo biển.  – Sức khỏe của thủy thủ đoàn.  – Lễ của nhà vua – trang 76.

       Cùng người gửi cho cùng người nhận.  Ngoài khơi Manille, 18 Tháng Mười Một 1817.  – Hải cảng trong vịnh Manille.  --  Các sự tu sửa tàu chiến hạng nhì.  – Sự cập bến của một chiến thuyền hạng nhì của Anh Quốc – trang 81.

       Bản sao hai lá thư của ông Marchini, tổng quản việc truyền đạo tại Macao, gửi ông de Kergariou và các ông Chaumont và Langlois, các giám đốc của Chủng Viện các phái bộ truyền giáo hải ngoại.  – Ông Marchini sẽ tán thành các ý định của ông Kergariou là kẻ muốn được thông tin về Nam Kỳ -- trang 88.

       Kergariou gửi bộ trưởng.  – Trên sàn tàu Cybèle, Manille, ngày 19 Tháng Mười Một 1817.  – Kỷ niệm ngày sinh của nhà vua – trang 90.

       Nhật ký của Kergariou.  – Macao, từ tàu Cybèle, 8 Tháng Mười Hai 1817.  Hải cảng Macao.  – Các cuộc thăm viếng.  – Động nơi mà Camoëns (* a) được nói đã hợp soạn nhiều bài hát của thiên anh hùng ca Luisiade (* b).  – Hội kiến với vị quan phụ trách bức tường thành.  – Các giáo sĩ truyền đạo và Nam Kỳ.  (Trong phần phụ đính, bản sao thư từ liên lạc giữa Kergariou và thống đốc Macao về dự án thăm viếng của người kể tên trước [tức Kergariou, chú của người dịch] đến thành phố Quảng Châu.) – trang 92.

       Kergariou gửi bộ trưởng.  Tại hải cảng Macao, 9 Tháng Mười Hai 1817.  – Hải hành từ Manille đến Macao.  – Phúc đáp của vị quan lại của Quảng Châu về chuyến du hành của Kergariou.  – Các tặng phẩm cho giới chức thẩm quyền – trang 102.

       Các trích đoạn từ các ghi chép của ông Kergariou về sự lưu trú của tàu Cybèle tại Nam Kỳ.  31 Tháng Mười 1818.  --  Thả neo tại Đà Nẵng.  – Các quan lại đến tàu – Tiếp tân.  – Các quan lại tìm hiểu về mục đích cuộc du hành của tàu Cybèle.  – Các nghi thức chào đón.  – Khoản đãi các quan lại bữa tối trên tàu.  – Các sự thương thảo cho một cuộc thăm viếng Triều Đình ở Huê.  – Các khó khăn bị chống đối bởi các quan lại.  – Dạo chơi các động đá cẩm thạch.  – Ít tài nguyên thương mại tại Nam Kỳ.  – Không có khả tính được yết kiến nhà vụa – (Trong phần phụ đính, các lá thư gửi cho các quan lại người Pháp tại Huế để yêu cầu họ thỉnh cầu đặc ân được yết kiến nhà vua, các lá thư của các quan lại Nam Kỳ, văn bản bằng chữ hán).  – trang 108.

       Kergariou gửi bộ trưởng.  – Pondichéry, 28 Tháng Ba 1818.  – Chuyến quay trở về.  – Hải hành từ Macao đến Pondichéry, các thông tin kỹ thuật.  – Cuộc viếng thăm mới thông đốc Farquhar tại Malacca – trang 125.

       Thông đốc Ân Độ thuộc Pháp, bá tước du Puy, loan báo chuyến trở về Pháp của tàu Cybèle.  Pondichéry, 17 Tháng Sáu 1818 – trang 127.

       Trich nhật ký du hành (Bordeaux, 19 Tháng Sáu 1818) của Auguste Borel, viên chức phụ trách thương mại và hàng hóa của tàu La Paix, thăm viếng Sàigòn, rồi cuộc hội kiến với nhà vua tại Huế, sự đón tiếp nồng hậu, các tài nguyên của Huế, Đà Nẵng, Hội An – trang 128.

       Báo cáo lên hội đồng các bộ trưởng, Paris, ngày 22 Tháng Bẩy 1818.  – Sự tiếp đón nồng hậu dành cho viên chức phụ trách thương mại và hàng hóa của tàu La Paix tại Huế.  – Phương thức thương mại được chấp nhận.  – Sự nối lại mối hữu nghị với phương thức được thi hành tại các hải cảng vùng Levant [Échelles du Levant: các hải cảng thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, và vùng Tiểu Á, các cửa ngõ buôn bán với Âu Châu, chú của người dịch].  – Chứng từ thỏa mãn như thế gửi đến các chủ tàu La Paix và Henri, được phái đến Nam Kỳ bởi họ – trang 132.

       Kergariou gửi bộ trưởng.  – Brest, 27 Tháng Mười 1818.  – Liên quan đến chuyến quay về của ông từ Pondíchéry – trang 138.

       Cùng người gửi đến cùng người nhận.  – Brest, ngày 3 Tháng Mười Một 1818.  – Bệnh đậu mùa tại Nam Kỳ và đảo Hải Nam – trang 149.

       Danh sách các bản đồ và họa đồ được gửi đến bộ trưởng bởi ông Kergariou sau chuyến du hành của ông ta tại Viễn Đông (không đính kèm).  – trang 151.

Ông Jaussaud gửi bá tước Molé, bộ trưởng thủy quân, 15 Tháng Mười Một 1818.  – Dự án thiết lập một trạm mậu dịch (trading post) tại Việt Nam – 152.

Kergariou gửi đến bộ trưởng báo cáo khá nhậy cảm [étaillé trong nguyên bản, từ ngữ không có trong tự điển, người dịch suy đoán là entaillé] của ông về các quan sát mà ông đã ghi nhận tại đảo Hải Nam, trong vịnh Đà Nẵng và dọc theo bờ biển Việt Nam.  – Tiếp theo báo cáo này: Malacca, Manille, Macao.  --  Bờ biển phía nam của đảo Hải Nam.  – Vịnh Đà Nẵng.  – Đá cẩm thạch.  – Chùa.  – Bờ biển Việt Nam.  – Cù Lao Chàm [Champello trong nguyên bản, địa danh được dùng trong các bản đồ cổ Tây Phương, để chỉ Cù Lao Chàm (Pulau Champa), chú của người dịch.  – Vịnh Ving-Chao [Vũng Chao?].  – Các sự nguy hiểm.  – Vịnh Giatrang [Nha Trang?].  – Mũi Vũng Tàu (Cap Saint-Jacques) – trang 159.

Trích các mệnh lệnh của ông Kergariou cho những người liên can đến nhiệm vụ của ông (10 Tháng Một 1818) – trang 236.

Các nhận xét sau cùng về chiến dịch của khu trục hạm cỡ nhỏ Cybèle, 24 Tháng Mười Hai 1818.  – Các đồn quân sự và các kho vũ khí đạn dược.  – Lương thực, các giáo sĩ truyền đạo.  Kỷ luật – 238.

(Bổ túc một đoạn vào trang 132 của cùng tập).  1818.  – Phương cách để tưởng thưởng các nhân vật hữu dụng cho ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam trong cuộc viễn chinh của hai chiếc tàu La Paix va Henry – 247.

Bản dịch một giấy phép được chuẩn cấp bởi nhà vua Việt Nam cho tàu La Paix để hoạt động thương mại tại biển Trung Hoa [sic, dans les mers de Chine trong nguyên bản, chú của người dịch]. – Các món đồ được yêu cầu bởi Chính Phủ -- trang 250.

       [Sưu tập được đóng bìa cứng, gáy bằng lụa màu xám, 251 tờ.]

___

TẬP VI

VIỆT NAM (1819-1863)


Các sự thẩm định ca ngợi của giám đốc Nha Tàng Trữ các bản đồ hàng hải về các sự khám phá hệ thống thủy đạo và địa dư của ông Kergariou trong chuyến công tác của ông ta.  – Paris, 12 Tháng Hai 1819 – trang 3.

Liên quan đến chuyến du hành thứ nhì của tàu Henry, thuyền trưởng Rey, tại Việt Nam.  – Các diễn biến trong cuộc hải hành.  – Biểu diễn cơ khí trước hoàng đế, bốc dỡ các hàng hóa.  Các ông Vanier và Chaigneau, các quan lại người Pháp tại triều đình Huế.  – Sự biến đổi của Huế.  – Ông Jantet, giáo sĩ truyền đạo.  – Các khái niệm về lịch sử của An Nam được cung cấp bởi cha P. That [? Thật hay Thát], tu sĩ thiên chúa gốc Việt Nam: lịch sử này trở lùi không quá sáu trăm năm [sic].  – Hành động của vị Hoàng đế hiện thời Gia Long trên việc quản trị đất nước.  – Các bộ luật, luật pháp.  – Sự hào hùng của vua Gia Long, các giai thoại.  – Các lực lượng quân sự của Việt Nam.  – Nhà vua thăm viếng hải cảng trên hành cung nổi của ông.  – Sự thông minh và kiến thức của hoàng thái tử.  – Chỉ dụ của Gia Long về sự xây dựng kiến trúc ngoại quốc.  – Nông nghiệp.  – Y phục.  – Thăm viếng Hội An (Fay-Foo).  – Sự giáo dục các thanh niên.  – Các mê tín dị đoan của người Việt Nam.  – Chuyến quay về.  – Việc săn bắn.  – Hệ động vật: các con khỉ, các con voi, các con hổ. – Hệ thực vật phong phú.  – Đá cẩm thạch.  – Người có đuôi [homes à queue ?].  – Sự hồi hương của ông Chaigneau – trang 6.

Bản văn bằng chữ hán – trang 32.

Phân tích tóm lược về các đặc nhượng được chuẩn cấp tạm thời bởi nhà vua trong năm 1816, 1817, và 1818 về các vũ khí được chuyển đến Trung Hoa, Việt Nam và Phi Luật Tân.  – 3 Tháng Tư 1820 trang 34.

Vanier gửi bộ trưởng.  – Cám ơn về sự đề cử ông nhận lãnh Huy chương danh dự [ Légion d’honneur: Bắc Đẩu bội tỉnh?].  Các thông tin về tình hình của Việt Nam – trang 43.

Sổ thông hành được trao cho ông Chaigneau bởi hoàng đế Gia Long – các trang 45-46.

Chuyển tiếp đến bộ trưởng một lá thư của quan nhất phẩm tên gọi là Xuyên có đi thanh tra tất cả các con voi và các tàu ngoại quốc tại Việt Nam.  – Văn bản đính kèm và bản dịch – các trang 48-49.

Thuyền trưởng tàu Henry, ông Rey, loan báo sự trở về lại Pháp và các kết quả của chuyến du hành của ông ta – trang 51.

Chaigneau gửi bộ trưởng để cám ơn ông về sự đề cử nhận lãnh huy chương danh dự (Légion d’honneur) – trang 52.

Bergevin gửi bộ trưởng.  Bordeaux, 2 Tháng Năm 1820.  Nhà vua Việt Nam, kẻ đã không nhận được, trong năm 1788, sự trợ giúp của nước Pháp để trở lại ngôi báu, từ đó tán thưởng: sự đóng quân tại các đồn tại Saint-Jacques (Vũng Tàu) và Đà Nẵng (Tourane) bởi người Pháp sẽ chặn đứng các hành vi thù nghịch của người Anh ở các đồn quân sự này [in đậm để làm nổi bật bởi người dịch]– trang 53.

Các bản đồ và các họa đồ của ông Le Rey, thuyền trường  (không đính kèm): bờ biển Việt Nam.  – Vịnh Đà Nẵng.  Sông của Huế.  22 Tháng Sáu 1820 – các trang 55-56.

Chaigneau gửi bộ trưởng – Tháng Mười 1820 – yêu cầu du nhập thuốc chủng ngừa vào Việt Nam – trang 57.

Các ghi chép và các lá thư (1820) liên quan đên ông Chaigneau và các sự quan tâm của ông – trang 73.

Nhật ký trên đường đi của hiệp sĩ Courson de la Villehelio, thuyền trưởng khu trục hạm hạng nhì La Cléopâtre (1823).  Tàu cập bến Rio-de-Janeiro – Các thông tin về sự bao vây Bahia bởi người Bồ Đào Nha.  – Đường ngang qua mũi để đến Sainte-Marie của Madagascar.  – Các thông tin về các Hovas [chỉ một trong ba giai cấp – andriana: giới quý tộc; hova: thường dân; và andevo: các nô lệ -- của sắc dân Merina tại Đảo Madagascar, chú của người dịch].  (Đoạn tin này liên quan khá nhiều đến Grande Ile (Đảo Lớn [của Madagascar]) sẽ không hiện diện trong các giấy tờ về Viễn Đông mà không kèm một danh sách các tặng phẩm dành cho các quan lại tại Ma Cao và tại Đà Nẵng [? đoạn này không rõ nghĩa hoàn toàn, chú của người dịch]).  – trang 75.

Vanier gửi bộ trưởng (bản thứ nhì của trang 43) – trang 94.

E. Chaigneau được cử làm đại diện lãnh sự của Pháp Quốc tại Việt Nam, sắp quay trở lại Viễn Đông.  Bordeaux, 9 Tháng Năm 1825 – trang 97.

Việc quay về Pháp (7 Tháng Chín 1825) của ông J. B. Chaigneau, cựu lãnh sự Pháp tại Việt Nam – trang 98.

Sự điều trị của ông Louis-Eugène Chaigneau (1828) – trang 101.

Gửi nam tước d’Haussez, bộ trưởng hải quân và các thuộc địa, Chaigneau.  Paris, 13 Tháng Mười Một 1829.  – sau sự triển hoãn cuộc khởi hành của ông, xin quay trở lại Việt Nam – trang 103.

Ông Favin Lévêque, thuyền trưởng hộ tống hạm cỡ nhỏ (corvette) Héroine, gửi bộ trưởng, để báo cáo với bộ trưởng rằng ông ta đã cứu mạng sống cho 5 giáo sĩ truyền đạo người Pháp bị kết án tử hình và bị giam giữ tại Húe-Foo [có lẽ là Huế- Fay Foo, tức Huế - Hội An, chú của của người dịch].

Liên lạc với văn phòng bộ trưởng về các đoạn tin đề cập đến các phái bộ truyền giáo tại Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ XVIII – trang 111.

Danh sách các tài liệu về Việt Nam được thông tri trong năm 1862 cho văn phòng bộ trưởng (hữu ích để tham khảo hầu lập hồ sơ về Việt Nam) – trang 113.

Thư của ông Ansart, trung úy hải quân, tùy viên đề đốc (contre amiral) de Grandière.  25 Tháng Tư 1825.  – Các ấn tượng về Việt Nam.  – Xứ sở giàu có, không chính quyền, các chi phí không lý do, sự phóng đại trong các dự án tương lai: hai hệ thống tổ chức hiện diện ở đó: các nhân viên người Pháp và các quan lại.  – So sánh với đảo Java và hệ thống của Hòa Lan – trang 121.

1863 – Từ Đề Đốc, tổng tư lệnh tại Nam Kỳ -- Sự tiếp thu theo hiệp ước các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Mỹ Tho, và Côn Đảo.  – Các hậu quả của sự tiếp thu này.  – Lợi điểm rút ra từ đó.  – Các dự án về sự tổ chức, hy sinh mới cần thiết – trang 130.

Các sự khác biệt giữa hiệp ước được ký kết bởi ông Aubaret với Việt Nam và dự án của hiệp ước – trang 148.

[Sưu tập được đóng bìa cứng, gáy bằng vải màu xám,  2 bìa màu đen, 150 tờ.]

***

NHÀ IN MACON, PROTAT FRÈRES, IMPRIMEURS

_____

Nguồn: Victor Tantet, Inventaire Sommaire De La Correspondance Générale De La Cochinchine (1686 – 1863), Archives Coloniales, Paris: Austin Challamel, Biên tập, Rue Jacob 17, Librairie Maritime et Colonial, 1905, 30 trang

*****
PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
* a) Luís Vaz de Camões (viết trong tiêng Bồ Đào Nha, trong Anh ngữ đôi khi được viết thành Camoens ) sinh khoảng 1524 – mất ngày 10 Tháng Sáu 1580, được xem là nhà thơ vĩ đại nhất của Bồ Đào Nha và trong ngôn ngữ Bồ Đào Nha.  Thi tài của ông được so sánh với tài năng của ShakespeareVondelHomerVirgil và Dante.  Ông sáng tác một khối lượng khá lớn thi ca và kịch thơ, nhưng được nhớ đến nhiều nhất là thiên anh hùng ca Os Lusíadas (The Lusiads). Ảnh hưởng của tuyệt tác “Os Lusiadas” trong tiếng Bồ Đào Nhà sâu đậm đên nỗi nó được mệnh danh là “ngôn ngữ của Camões".

Tượng đài Luís de Camões, tại Lisbon, Bồ Đào Nha

Camões sống một cuộc đời khá ưu đãi và được giáo dục bởi các Dòng Đa Minh và Dòng Tên và có theo học trong một thời gian Đại Học University of Coimbra.  Ông thường xuyên có sự tiếp cận với văn chương chuyên biệt, kể cả các tác phẩm bằng tiếng La Tinh, Hy Lạp cổ điển, đọc được tiếng La Tinh và tiếng Ý, và viết bằng tiếng Tây Ban Nha.
Ông đăng lính vào toán dân quân hải ngoại, và du hành đến Ceuta trong mùa thu năm 1549.  Trong một trận đánh với quân Moors, ông bị mất thị giác bên mắt phải.  Sau rốt ông quay trở về Lisbon vào năm 1551, trở thành một con người thay đổi, sống một cuộc đời lãng tử.  Năm 1552, trong một lễ hội tôn giáo của Corpus Christi, tại Largo do Rossio, ông gây thương tích cho Gonçalo Borges, một thành viên của Đội Kỵ Mã Hoàng Gia.  Ông bị bắt giam.  Mẹ của ông đã đến viếng các bộ trưởng hoàng triều và gia đình Borges để xin tha tội.  Camões bị buộc trả  4,000 réis, được phóng thích nhưng phải phục vụ trong lực lượng dân quân trong ba năm tại Phương Đông.
Ông đã đến Goa trong năm 1553, và tại đây ông lại bị bắt giam về mắc nợ.  Ông nhận thấy Goa là “một bà mẹ ghẻ đối với mọi con người lương thiện” nhưng ông học hỏi phong tục địa phương và thông hiểu về lịch sử và địa dư địa phương.  Trong cuộc viễn chinh đầu tiên, ông tham gia một trận đánh dọc theo bờ biển Malabar Coast.  Trận đánh được tiếp nối bởi các cuộc đụng độ dọc theo các tuyến đường mậu dịch giữa Ai Cập và Ấn Độ.  Đoàn tàu sau hết đã quay về Goa vào Tháng Mười Một 1554.  Trong suốt thời gian trên bờ, ông tiếp tục công việc viết công văn cũng như thư tín cho các người thất học thuộc đoàn tàu.
Sau khi thi hành xong nghĩa vụ, ông được phong cấp bực chuẩn úy tại Macau, phụ trách việc quản lý tài sản của các binh sĩ bị mất tích hay từ trần tại Phương Đông.  Trong thời gian này ông đã trước tác thiên anh hùng ca Os Lusiadas trong một hang động.  Ông sau đó bị truy tố về tội tham ô và phải trở về Goa để trả lời về các sự cáo giác trước tòa án.  Trong chuyến quay trở về, tại gần sông Mekong dọc theo bãi biển Căm Bốt [trong thế kỷ 16, nay thuộc miền nam Việt Nam, chú của người dịch], tàu chở ông bị vỡ, ông cứu được tập bản thảo nhưng bị mât cô nhân tình người Trung Hoa.  Sự sống sót qua vụ vỡ tàu tại Châu Thổ sông Mekong được đề cao bởi chi tiết có tính chất truyền thuyết rằng ông đã bơi được vào bờ trong khi giữ trên đầu bản thảo của thiên anh hùng ca chưa hoàn tất.   
Trong năm 1570, Camões sau cùng đã quay trở về Lisbon, nơi mà hai năm sau đó ông đã ấn hành tập Os Lusíadas. Để tưởng thưởng cho thiên anh hùng ca hay có lẽ cho sự phục vụ tại Viễn Đông, ông được hưởng một khoản hưu bổng nhỏ của hoàng gia cấp bởi nhà vua trẻ nhưng xấu số, Sebastian của Bồ Đào Nha (trị vì từ 1557-1578).
Năm 1578 ông có nghe về sự thất trận đáng sợ trong Trận Đánh tại Ksar El Kebir, nơi nhà vua Sebastian bị giết và quân đội Bồ Đào Nha bị hủy diệt. Binh sĩ địch quân Castilian tiến tới Lisbon, khi  Camões viết thư cho Tướng Tư Lệnh của Lamego: "Mọi người sẽ nhìn thấy đất nước đối với tôi thân thiết đến nỗi tôi không chỉ bằng lòng chết đi trong đó mà còn chết đi cùng với nó”.  Camões chết tại Lisbon năm 1580, ở tuổi 56.  Ngày chết của ông, 10 Tháng Sáu, nay là một ngày quốc lễ của Bồ Đào Nha.  Ông được chôn cất gần nhà thám hiểm lừng danh Vasco da Gama trong Tu Viện Jerónimos Monastery thuộc quận Belém của Lisbon.
* b) Tập Os Lusíadas (thường được dịch sang tiếng Anh là The Lusiads) lừng danh của ông được viết theo kiểu anh hùng ca của thi sĩ cổ Hy Lạp, Homer, trình bày một sự giải thích tưởng tượng về các hành trình khám phá của Bồ Đào Nha trong các thế kỷ thứ 15 và 16.  Tập Os Lusíadas này thường được xem là thiên anh hùng ca dân tộc của Bồ Đào Nhà, tương tự như tập Aeneid của Virgil viết về La Mã Cổ Thời, hay tập Iliad và Odyssey của Homer viết cho Hy Lạp Cổ Thời.  Tập thơ này được ấn hành lần đầu tiên vào năm 1572, ba năm sau khi tác giả quay trở về từ vùng Đông Ấn Độ (Indies).


Trang bìa trước ấn bản đầu tiên (1572) tập Os Lusíadas


Front of the first edition of Os Lusíadas

Nguồn: Wikipedia



Ngô Bắc dịch và phụ chú
24.06.2013    


© gio-o.com 2013


0 Comments:

Post a Comment



Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ


Khảo Sử trên Facebook