Tiếp tục đề tài tiếng Anh và bài
báo khoa học: Tiếng Anh có ảnh hưởng trực tiếp đến “số phận” của một bài báo
khoa học. Bài viết này sẽ lượt qua những lỗi tiếng Anh hay thấy trong các bài
báo khoa học (ngành y). Tôi nghĩ các bạn sẽ ngạc nhiên vì những thông tin “độc”
trong bài này, những thông tin mà chắc các bạn ít nghĩ đến :-). NVT
The English needs considerable
editing
English grammar needs revision
The clarity of the presentation
is poor. Many times this is due to grammatical errors (too many to enumerate),
but oftentimes the wording is just to difficult to follow.
The manuscript requires
considerable editing as many passages are poorly written;
The quality of the language is
far below the acceptable minimum level, to such a point that many sentences are
simply not understandable. The papers can not be published as it stands.
Trên đây là vài lời bình do tôi
thu thập (sưu tầm!) từ của các chuyên gia bình duyệt (peer reviewers) của các tập
san y khoa mà tôi là thành viên trong ban biên tập. Những phê bình trên
đây đều liên quan đến vấn đề tiếng Anh trong bài báo khoa học. Phần lớn
những bài báo nhận được phê bình như thế đều xuất phát từ Á châu. Thỉnh
thoảng chúng tôi nhận được bài báo khoa học rất tốt, nhưng đành phải từ chối
công bố (reject) bởi vì có quá nhiều sai sót về tiếng Anh, mà ban biên tập thì
không có thì giờ để chỉnh sửa. Do đó, tiếng Anh có ảnh hưởng trực tiếp đến
“số phận” của một bài báo khoa học.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy một
bài báo khoa học tốt (well written paper) thường có xác suất được chấp nhận cao
hơn bài báo viết sai tiếng Anh. Thật vậy, trong quá khứ đã có vài nghiên
cứu cho thấy ngoài chất lượng nghiên cứu và thông tin, cách viết tiếng Anh
trong bài báo khoa học cũng có liên quan đến xác suất được chấp nhận cho công bố
trên các tập san quốc tế có uy tín cao.
Bài báo well-written =
đơn giản + trong sáng
Nhưng thế nào là một bài báo “well
written”? Ngạc nhiên thay, rất ít có tài liệu nào giải thích hay đặt ra
tiêu chuẩn để đánh giá một bài báo well written! Trong khoa học,
tiêu chuẩn minh bạch và đơn giản được xem là tiêu chuẩn vàng. Do đó, một
bài báo khoa học được xem là well written phải đáp ứng 2 tiêu chuẩn:
trong sáng (clarity) và đơn giản (simplicity).
Hai khía cạnh này phải thể hiện
xuyên suốt trong bài báo khoa học. Một bài báo khoa học thường được viết
theo cấu trúc IMRAD (introduction, methods, results, and discussion). Mỗi
phần bao gồm một số đoạn văn (paragraphs). Mỗi đoạn văn bao gồm nhiều câu văn
(sentence). Một trong những khó khăn mà tôi thấy sinh viên thường gặp lúc
viết bài báo khoa học là cách cấu trúc một đoạn văn sao cho dễ đọc và “trôi chảy”.
Thật ra, chẳng riêng gì sinh viên, tôi thấy ngay cả những thầy cô vẫn viết văn
khoa học cũng rất kém. Một đoạn văn là một “đơn vị” văn chương của một
bài báo khoa học. Điều mà người đọc kì vọng khi đọc một đoạn văn là ý tưởng
của người viết và thông tin làm nền tảng cho ý tưởng đó. Nếu người viết
không đáp ứng được kì vọng này – như đoạn văn có nhiều ý tưởng, hay không có bằng
chứng – thì người đọc sẽ cảm thấy lẫn lộn hay khó chịu, và sẽ không muốn tiếp tục
đọc.
Chức năng của một đoạn văn là giới
thiệu ý tưởng, cung cấp bằng chứng yểm trợ cho ý tưởng, và lập trường khúc chiết.
Một đoạn văn tốt là một đoạn văn hàm chứa thông tin, và thông tin đó
phải có liên quan hay mang tính yểm trợ cho luận án của người viết. Đoạn
văn đó cần phải có liên hệ với luận án một cách rõ ràng, sao cho cả thế giới đuều
biết được đoạn văn đó có ý định nói lên điều gì. Một đoạn văn tốt phải mạnh
mẽ và có khi trần trụi. Một đoạn văn mạnh mẽ rất cần thiết để phát triển
một ý tưởng chính bằng cách dùng đầy đủ bằng chứng. Một đoạn văn tốt
không nên có những câu văn thừa thải, những câu văn “gầy gò”, với bằng chứng chẳng
có liên quan gì với nhau. Khúc chiết ở đây có nghĩa là đoạn văn đó
phải “hòa hợp” với những đoạn văn khác trong bài báo. Một đoạn văn tốt
không bao giờ làm gián đoạn các đoạn văn khác, mà lúc nào cũng có ý tưởng liên
quan với một đoạn văn trước đó.
Những lỗi phổ biến
Vậy câu hỏi đặt ra là trong thực
tế các bài báo khoa học trong sáng ra sao và đơn giản cỡ nào? Để trả lời
câu hỏi này, các nhà nghiên cứu y học đã thực hiện một nghiên cứu [theo tôi là]
rất thú vị. Họ ngẫu nhiên chọn 120 bài báo ngành tim mạch và ước tính tần
lỗi tiếng Anh trong các bài báo đó. Họ định ra 6 lỗi tiếng Anh, và 6 lỗi
này chia thành 3 nhóm: nhóm lỗi về văn phạm, nhóm lỗi về cấu trúc, và nhóm lỗi
về cách dùng từ.
1. Nhóm lỗi văn phạm bao
gồm 2 loại lỗi về cách dùng thể dạng (passive hay active voice) và cách dùng
thì (tense).
Trong văn chương khoa học, người
ta vẫn tranh cãi nhau nên dùng thể passitive hay thể active, và hình như vẫn
chưa đến hồi kết. Một số tập san y khoa như Lancet, JAMA, New
England Journal of Medicine … khuyến khích (thậm chí họ biên tập) tác giả
dùng thể active, vì họ cho rằng viết văn theo thể này dễ hiểu hơn là văn theo
thể passive. Do đó, thay vì viết “Bone density was measured by …”
(thể passive), thì nên viết “We measured bone density …” (thể
active). Tôi thật ra cũng thấy viết văn theo thể active dễ theo dõi hơn
là thể passtive. Thử đọc đoạn văn “A separate group of patients underwent
coronary artery perfusion …” với “Coronary artery perfusion was performed
on a separate group of patients …” bạn đọc sẽ thấy cách viết nào dễ hiểu
hơn!
Về cách dùng thì có vài qui ước
như sau:
(a) nếu đề cập
đến các nghiên cứu trước: dùng thì quá khứ. Ví dụ: “In the mid-19th
century, English speakers from the British Isles dominated immigration into the
United States.”
(b) Nếu đề cập đến một
khái niệm mới: dùng present perfect. Ví dụ: “The concept of bone
structure has been proposed as a way to explain …”.
(c) Nếu diễn giải
dữ liệu: dùng thì hiện tại đơn giản (simple present tense). Ví dụ: “Table
1 shows that …”
2. Nhóm lỗi liên quan
đến cấu trúc bao gồm 2 loại chính: câu văn dài, và thứ tự của từ.
Câu văn dài thường rất khó đọc và có khi làm người đọc lạc hướng. Do đó,
trong văn chương khoa học, điều “đại kị” là câu văn dài. Thử đọc câu văn
“The soluble form of B2 micro-globulin (B2 m) HLA class 1 heavy chain (FHC)
consists of three size variants, namely the intact liquid soluble 43 dDa heavy
chain (A variant), released through a shedding process; the truncated water
soluble 39 dDa heavy chain B (B variant), which lacks the trans-membrane
segment and is produced by an alternative RNA splicing and the 34-36 dDa (C
variant), which lacks the trans-membrane and intratoplasmatic portion of the
molecules”, chúng ta sẽ thấy rất khó lĩnh hội. Đáng lẽ tác giả nên tách
ra thành 3 đoạn văn cho dễ hiểu hơn.
Cách sắp xếp thứ tự của từ cũng
đóng vai trò quan trọng làm cho bài báo đơn giản hơn. Thử đọc câu văn sau
đây: “In all patients, bioptic material was taken and was studied in the period
from December 1999 to May 2000”, chúng ta thấy chẳng có gì sai về mặt văn phạm
hay từ ngữ, nhưng cách sếp từ có vấn đề. Trong câu đầu tác giả cho biết
thực hiện hai việc (taken và study), và đáng lẽ phải tách thành 2 câu riêng như
sau “Bioptic material was taken from all patients in the period between
December 1999 and May 2000. It was then studied …” thì sẽ dễ hiểu hơn.
3. Nhóm lỗi thứ 3 liên
quan đến cách dùng từ bao gồm 2 loại chính: biệt ngữ (jargon) và lạm dụng
danh từ. Nhiều người mới học tiếng Anh có thói quen hay dùng từ gốc Latin
và Hi Lạp hay những từ mang tính “làm dáng” (có thể muốn khoe khả năng tiếng
Anh của mình), nhưng cách dùng như thế được xem là một lỗi trong văn chương
khoa học. Trong thí nghiệm trên chuột, chúng ta hay thấy những câu như “The
animals were sacrificed” thay vì viết thẳng ra là “The animals were killed” thì
dễ hiểu hơn.
Một hình thức lạm dụng danh từ là
tìm cách kéo dài … danh từ! Chẳng hạn như thay vì viết “A recovery was
achieved in a quick way …”, tác giả có thể chỉ đơn giản viết “a quick
recovery” là đủ. Thỉnh thoảng có tác giả còn viết một cách “ẻo lả” như “We
made an analysis of the data” mà đáng lẽ chỉ đơn giản là “We analyzed the data …”.
Các tác giả của bài báo đến từ
hai nước nói tiếng Anh (là Anh và Mĩ), và 6 nước mà tiếng Anh không phải là quốc
ngữ: Thụy Điển, Nhật, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, và Ý. Họ lấy những bài báo
trong nhóm tác giả nói tiếng Anh là “nhóm chứng”, rồi so sánh tần số lỗi tiếng
Anh của các tác giả không nói tiếng Anh với nhóm chứng.
Kết quả “đếm” 6 lỗi tiếng Anh
trên được tóm lược trong Bảng 1 sau đây. Điểm dễ thấy nhất trong kết quả
nghiên cứu này là tất cả các tác giả dù tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh hay không tiếng
Anh đều phạm nhiều lỗi tiếng Anh trong bài báo khoa học. Tính trung bình,
số lỗi tiếng Anh của các tác giả người Anh là 22 và Mĩ là 23 trong mỗi bài báo
khoa học. Đó là một con số khá lớn, vì mỗi bài báo khoa học chỉ trung bình 2000
đến 3000 từ. Tuy nhiên, như chúng ta có thể đoán được, các tác giả người
Thụy Điển, Nhật, Pháp, Ý, v.v… phạm nhiều lỗi tiếng Anh hơn. Số lỗi tiếng
Anh trung bình trong mỗi bài báo khoa học cao nhất ở tác giả người Ý (49), kế đến
là Pháp (43), Đức (41), Tây Ban Nha (38), Nhật (37), và Thụy Điển (35). Một
điều thú vị từ kết quả này là phần lớn những lỗi tiếng Anh tập trung vào nhóm
chọn từ và văn phạm; rất ít lỗi lầm về cấu trúc câu văn hay thứ tự từ.
Tuy nhiên, tác giả người Pháp và Ý phạm nhiều lỗi trong cách sắp xếp từ ngữ
trong bài báo khoa học.
Bảng 1. Tần số lỗi tiếng Anh tính
trung bình trên mỗi bài báo khoa học ngành tim
|
Văn phạm
|
Cấu trúc
|
Chọn từ
|
|||
Thể passive
|
Thì (tense)
|
Câu văn dài
|
Thứ tự từ
|
Biệt ngữ
|
Lạm dụng danh từ
|
|
Anh
|
8.3
|
2.4
|
1.7
|
2.0
|
4.0
|
4.6
|
Mĩ
|
4.4
|
2.1
|
2.3
|
0.6
|
6.4
|
6.1
|
Thụy Điển
|
5.0
|
8.1
|
1.1
|
2.7
|
9.7
|
8.4
|
Nhật
|
3.9
|
6.0
|
2.7
|
2.6
|
11.7
|
7.9
|
Đức
|
7.3
|
6.7
|
5.5
|
3.8
|
10.7
|
7.1
|
Pháp
|
7.9
|
6.0
|
5.6
|
5.4
|
14.6
|
9.4
|
Tây Ban Nha
|
7.9
|
8.8
|
2.7
|
2.6
|
10.1
|
6.4
|
Ý
|
7.0
|
13.9
|
2.2
|
4.3
|
12.8
|
7.5
|
Câu hỏi kế tiếp mà các nhà nghiên
cứu muốn biết là: có một sự tương quan nào giữa số lỗi tiếng Anh và tỉ lệ bài
báo được chấp nhận? Câu trả lời là có tương quan (xem Biểu đồ 1 dưới
đây), nhưng là mối tương quan tương đối yếu. Nói chung, bài báo có tần suất
lỗi tiếng Anh càng nhiều thì xác suất được chấp nhận cho công bố càng thấp.
Một bài báo mà có đến 50 lỗi thì xác suất được chấp nhận chỉ 9%!
Biểu đồ 1. Mối liên hệ giữa
tần số lỗi tiếng Anh trên mỗi bài báo khoa học và tỉ lệ được chấp nhận cho công
bố
***
Tiếng Anh đã trở thành một kĩ
năng khó có thể thiếu được trong khoa học. Vào thập niên 1980s, trên 60%
các tập san khoa học trên thế giới sử dụng tiếng Anh. Hai mươi năm sau,
con số này là trên 80%. Trong vài lĩnh vực như y khoa và sinh học, hiện
nay hơn 90% các tập san sử dụng tiếng Anh. Ngay cả tập san khoa học tại
các nước không nói tiếng Anh như các nước Bắc Âu và Nhật cũng sử dụng tiếng Anh
làm phương tiện thông tin. Các tập san danh tiếng và uy tín vào hàng số một
trên thế giới (như Science, Nature, Cell, Lancet, New England Journal of
Medicine, Nature Genetics, v.v…) đều xuất bản bằng tiếng Anh. Do đó,
để thành công trong khoa học, tác giả cần phải trao dồi tiếng Anh cho thật tốt.
Nhưng đây lại là một khó khăn rất lớn của các tác giả mà tiếng mẹ đẻ không phải
là tiếng Anh. Tuy nhiên, ngay cả các tác giả mà tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh
vẫn cảm thấy khó khăn khi viết bài báo khoa học cho tốt.
Nghiên cứu trên đây cho thấy tần
số lỗi tiếng Anh không chỉ thấy ở các tác giả mà tiếng mẹ đẻ không là tiếng Anh,
mà còn hay thấy ở những tác giả nói tiếng Anh. Những lỗi tiếng Anh chủ yếu
về văn phạm và cách dùng từ, hơn là cấu trúc câu văn. Điều đáng quan tâm
là bài báo có nhiều lỗi thì khả năng được chấp nhận cho công bố rất thấp.
Điều này có ý nghĩa trực tiếp đến các nhà khoa học Việt Nam, vì kĩ năng tiếng
Anh của người Việt nói chung vẫn còn kém so với các nước đề cập trong bài viết
này. Theo tôi thấy, những kết quả phân tích này một lần nữa chứng tỏ cho
chúng ta thấy tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng trong việc công bố quốc tế.
Tham khảo
R. Coates, et al. Language and
publication in Cardiovascular Research articles. Cardiovascular
Research 2002; 53:279-285.
Bảng 2. Một số lỗi phổ biến về
cách dùng từ trong bài báo khoa học
Biệt ngữ
|
Thể loại
|
Ví dụ
|
Nên sửa thành
|
Từ dễ lẫn lộn
|
Pediatric patient
|
Child
|
|
Sacrificed
|
Killed
|
||
Advocate
|
Used
|
||
Từ không chính xác
|
Evidenced
|
Showed
|
|
Employed
|
Used
|
||
Actually
|
Now
|
||
Represents
|
Is
|
||
Từ không cần thiết
|
Studied in the scientific
literature
|
Studies
|
|
It could be hypothesized tht
|
Might
|
||
The above mentioned
|
These
|
||
Experience a meaningful
response
|
Benefit
|
||
Until healing occurs
|
Until healed
|
||
Lạm dụng danh từ
|
Thay vì dùng tính từ
|
The termination of
|
Finished
|
The number was fewer
|
Were fewer
|
||
Thay vì dùng trạng từ
|
In recent years
|
Recently
|
|
In a first step
|
Initially
|
||
Not in a specific way
|
Not specifically
|
||
By optical observation
|
Optically
|
||
Thay vì dùng động từ
|
Are in agreement with
|
Agree
|
|
The necessity of
|
Needed
|
||
Is the possibility to
|
Can
|
||
For the treatment of
|
To treat
|
||
In detecting the presence of
|
On detecting
|
Sau đây là một số từ hay cách viết
có thể làm cho người đọc bị lạc hướng. Danh sách này tôi sưu tầm từ nhiều
nguồn nhưng chắc có lẽ chưa đầy đủ:
Distraction
|
Comment/suggestion
|
At the present time
|
Delete
|
It is believed
|
Delete
|
Approximately
|
About
|
IvDEA
|
intravenous
dextropomorpho-editate antimony
|
Is required
|
are needed
|
commences
|
begins, starts
|
vast majority
|
Most
|
demonstrate
|
develop (it happens to the
patient)
|
skin rashes
|
Rashes
|
comparatively
|
Delete (compared with what?)
|
In colour
|
Delete (purple can be nothing
else)
|
Literature shows
|
Which literature? Reference
please?
|
serum LEA
|
Concentration in the serum
|
elevated
|
Delete (raised)
|
In excess of
|
Above
|
Epidermis
|
is epidermis meant? or is this
an elegant variation of skin
|
significantly
|
Change (this is a technical
word in statistics)
|
female subjects
|
Women
|
of the same opinion
|
Agreed (past, they did in 1982)
|
be of assistance
|
Help
|
spectrum
|
Change - a technical word in
optics
|
at some future time
|
Delete (implied by
"would")
|
as already stated
|
Delete
|
It seemed to the present
researchers
|
we thought
|
they
|
We
|
theorised
|
Argued
|
sacrificing
|
Killed (no ritual implication
here)
|
various
|
Specify which
|
following
|
After
|
reveal change - too strong, not
a revelation
|
|
data
|
facts
|
externalisation
|
be more specific
|
Communication
|
paper, article
|
Reports
|
we report - a communication is
inanimate
|
Nguyễn Văn Tuấn
0 Comments:
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)