Jean-Pascal Bassino*




Ngô Bắc dịch

*****

Đại Ý:

Sự giải thích theo ước lệ về sự biến đổi nông nghiệp Á Châu trong thế kỷ thứ 20 rằng hiệu năng của đất và các tỷ số đất/lao động, cả hai vốn tương đối thấp lúc ban đầu, đã gia tăng do kết quả của sự thay đổi kỹ thuật.  Các dữ liệu cung ứng về một số quốc gia Á Châu thường được giải thích như biểu thị cho một đường lối thay thế đất đại được mô tả như đường cong Ishikawa (Ishikawa-curve: khúc tuyên hay cung tuyến Ishikawa) (Ishiakawa 1981).  Tuy nhiên, như tác giả Van der Eng (2004) đã trình bày, sự giải thích của Ishikawa nghiêng về miền Đông Á, cung cấp sự mô tả thich đáng về kinh nghiệm của Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc, nhưng không có đề cập đến các nước Đông Nam Á lục địa.  Tác giả đưa ra bằng chứng cho thấy tỷ số đất/lao động thấp hơn nhiều tại Nhật Bản so với vùng Đông Nam Á Lục Địa.

       Mục đích của bài viết này là để điều tra chuỗi số liệu thu hoach ám chỉ bởi các nguồn tài liêu chính thức hồi cuối thế kỷ thứ 19 và bởi các dữ liệu vi phân (micro-data) được thu thập bởi chính quyền thực dân Pháp, và để đề nghị một sự tái lượng giá sản lượng thóc.  Các kết quả cho thấy, tại miền nam Việt Nam, các điều kiện khởi thủy không chỉ được biểu trưng bởi các tỷ số đất/lao động cao, mà còn bởi năng suất đất tương đối cao, và từ đó, trình độ cao của năng suất lao động.  Do đó, rõ ràng là con đường biến đổi trong sự canh tác lúa gạo của miền nam Việt Nam khác biệt rõ rệt với sự thông hiểu tiếp thu được diễn đạt bởi “đường cong Ishakawa”.

***

DẪN NHẬP

       Sự giải thích theo ước lệ về sự biến đổi nông nghiệp Á Châu trong thế kỷ thứ 20 rằng hiệu năng của đất và các tỷ số đất/lao động, cả hai vốn tương đối thấp lúc ban đầu, đã gia tăng do kết quả của sự thay đổi kỹ thuật.  Như được vạch ra bởi tác giả Van der Eng (2004), [dữ liệu về] xuất lượng, diện tích, và nhập lượng lao động trong sự canh tác lúa gạo cung ứng về một số nước Á Châu, nhiều nhất là Nhật Bản, HànQuốc, Đài Loan, Trung Hoa, Ấn Độ, và Phi Luật Tân, thường được giải thích như biểu lộ một tiến trình Á Châu về sự biến đổi để đi theo một con đường thay thế cho đất được mô tả như “cung tuyến Ishikawa” (“Ishikawa curve”) (Ishikawa 1981) 1.

       Tuy nhiên, như tác giả Van der Eng (2004) đã trình bày, sự giải thích của Ishikawa nghiêng về miền Đông Á, cung cấp sự mô tả thich đáng về kinh nghiệm của Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc, nhưng không có đề cập đến các nước Đông Nam Á lục địa.  Tác giả đưa ra bằng chứng cho thấy tỷ số đất/lao động thấp hơn nhiều tại Nhật Bản so với Thái Lan, Miến Điện, Nam Kỳ (Cochinchine: miền nam Việt Nam ngày nay), và Căm Bốt.  Các nước hay các miền này, vốn có một số thặng dư khả dĩ xuất cảng lớn lao trước Thế Chiến II, chiếm phần lớn số xuất cảng gạo trên thế giới trong thời kỳ đó.  Mặc dù năng suất của đất tại các miền này thấp hơn khá nhiều so với Nhật Bản, các số thu hoạch lúa gạo chỉ bằng một phần ba mức thu hoạch của Nhật Bản 2, năng suất lao động lại cao hơn khoảng 70% so với Nhật Bản nhờ ở các tỷ số đất/lao động thuận lợi (Van der Eng 2004, Bảng 3).

       Tác giả Van der Eng lập luận một cách thuyết phục rằng các nước vùng Đông Nam Á lục địa đã có một lợi thế tương đối trong sự canh tác lúa gạo giải thích cho sự chế ngự của chúng trên thị trường lúa gạo thế giới trong suốt thời kỳ giữa các cuộc thế chiến.  Về mặt các tỷ số đất/lao động, khoảng cách giữa các nước này và Nhật Bản được đúc kết thành tài liệu một cách hoàn hảo.Tuy nhiên, cứu xét đến sự phân nhánh quan trọng trong các kết quả của ông cho sự hiểu biết của chúng ta về sự phát triển kinh tế của các nước Á Châu kể từ cuối thế kỷ thứ 19, điều đáng làm là cần kiểm tra kỹ lưỡng sự khả tín của các dữ liệu về sản lượng gạo và các số thu hoạch gạo ám thị, và mức độ to lớn của sự sai biệt trên năng suất đất giữa Nhật Bản và các nước khác nhau của vùng Đông Nam Á lục địa.  Nói cách khác, liệu có ngoại lệ nào hay không giữa các nước này đối với bức tranh của các số thu hoạch lúa gạo thấp kém?

       Trong trường hợp của miền nam Việt Nam, tác giả Van der Eng dựa vào xuất lượng và các con số diện tích cho thời kỳ 1910-1954 được công bố trong các nguồn tài liệu chính thức,Niên Giám Thống Kê Đông Dương (Annuaire Statistique de l’Indochine) 3, và Niên Giám Thống Kê của Việt Nam (Annuaire Statistique du Vietnam) có vẻ thấp một cách phi lý khi so sánh với các số thu hoạch trung bình được ghi nhận hồi cuối thế kỷ thứ 19 và cuối thập niên 1950.  Mục đích của bài viết này là nhằm điều tra hàng loạt số liệu thu hoạch được ám chỉ bởi các nguồn tài liệu chính thức hồi cuối thế kỷ thứ 19 và bởi các dữ liệu vi phân (micro-data) được thu thập bởi chính quyền thuộc địa Pháp,và để đề nghị một sự tái lượng giá sản lượng thóc [paddy: hạt gao còn nguyên vỏ, chưa xay, chú của người dịch]. 4  Kết quả cho thấy rằng, tại miền nam Việt Nam, các điều kiện khởi đầu không chỉ được biểu trưng bởi các tỷ số đất/lao động cao mà còn bởi năng suất đất tương đối cao.  Vì thế, rõ ràng là lối đi của sự chuyển biến của miền nam Việt Nam trong sự canh tác lúa gạo khác biệt một cách rõ nét với sự hiểu biết tiếp nhận được biểu thị bởi “cung tuyến Ishikawa”.

       Thóc cho đến nay là nông phẩm thu hoạch quan trọng nhất trong nông nghiệp của miền nam Việt Nam: nó chiếm tỷ lệ lớn nhất về trị giá được cộng vào lợi tức nông thôn và nông nghiệp (và dĩ nhiên trong cả số tiêu thụ thực phẩm nữa).  Nó cũng là một trong số các nông phẩm gặt hái thu có các thông tin định lượng dồi dào nhất.  Tuy nhiên, các số thu hoạch trung bình được ước lượng bởi Nha Canh Nông của Chính Quyền Đông Dương trong năm thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 20 không phù hợp với các dữ liệu vi mô được ghi chép trong cùng thời kỳ.  Ngoài sự ước lượng thấp sản lượng, xem ra diện tích đồng ruộng  trồng lúa cũng bị báo cáo ít hơn [cho thời khoảng] trước thập niên 1950.  Một cuộc điều tra chi tiết về các kỹ thuật canh tác và các nguồn dữ liệu thì cần thiết hầu lượng định được tầm mức mà các chuỗi số liệu về  khối lượng sản xuất thóc cần phải được tu chỉnh theo hướng tăng lên.

       Một phần các dữ liệu chinh thức ở cấp tỉnh có thể được sử dụng cho việc ước lượng các chuỗi số liệu trong thời gian đa được thu thập và công bố trong cuộc nghiên cứu của Takada (2000) cho thời kỳ 1910-1945.  Tuy nhiên, tác giả đã không có nỗ lực để điều tra tính khả tín của các dữ liệu này và đã không cứu xét đến các nguồn tào liệu chính thức cho hồi cuối thế kỷ thứ 19.  Tác giả Giacometti (200a) đưa ra một sự duyệt xét phê phán các con số chính thức được ấn hành trong thời kỳ giữa hai Thế Chiến bởi Nha Canh Nông của Chính Phủ Đông Dương liên quan đến việc trồng lúa gạo.  Trong khi đạt tới các kết luận tương tự như Giacometti liên quan đến sự ước lượng quá thấp về số diện tích canh tác và các nguồn tài liệu chính thức, cuộc nghiên cứu này đi xa hơn nhiều trong sự tu chỉnh theo chiếu hướng nâng cao các con số về xuất lượng.

       Phần còn lại của bài viết được chia thành năm phần.  Phần 1 đưa ra một số thông tin bối cảnh liên quan đến các chủng loại lúa và các kỹ thuật canh tác.  Phần 2 cung cấp bằng chứng khiên ta nghĩ rằng các chuỗi số liệu được báo cáo trong niên giám thống kế chính thức là không thể chấp nhận được.  Phần 3 phác họa các dữ liệu vi mô được cung cấp trên sự canh tác lúa gạo tại miền nam Việt Nam trước Thế Chiến II.  Phần 4 đề nghị các số ước lượng mới về sản lượng thóc, dựa trên sự tái xây dựng các số thu hoạch ở cấp tỉnh.  Phần 5 là phần kết luận.


1. Các Nhận Xét Sơ Khởi:
Sự Đa Dạng Của các Chủng Loại Lúa Gạo và
Các Kỹ Thuật Canh Tác tại Việt Nam.

       Mặc dù một số lượng các ấn phẩm chính thức trước Thế Chiến II khiến ta nghĩ rằnnăng suất của đất tại Việt Nam thì thấp, các thông tin định tính (qualitive information) cung cấp về các kỹ thuật canh tác cho thấy rằng, theo các tiêu chuẩn Á Châu và quốc tế vào thời gian đó, năng suất của đất thực sự là cao.  Trước khi khảo sát toàn bộ các dữ liệu định lượng (quantitative data) trên diện tích canh tác và sản lượng, điều đáng làm là cứu xét đến các phân chủng và kỹ thuật khác nhau của việc canh tác lúa gạo tại Việt Nam, số thu hoạch tiềm năng của các chủng loại cổ truyền, các giai đoạn của sự canh tác, và tầm mức của việc trồng gặt hai và ba mùa.

Các Phân Chủng Hạt Giống và Kỹ Thuật Khác Nhau

       Bốn loại khác nhau của phân chủng hạt giống lúa gao (Oriza sativa lin.) đã và vẫn còn được canh tác tại Việt Nam, áp dụng các kỹ thuật khác nhau (Brenier 1914, Lecoq 2001):

       - Lúa (được tưới) nước (irrigated rice) canh tác tại các cánh đồng ướt để sản xuất ra thóc (paddy) sẽ được tiêu dùng như cơm [steamed rice: gạo nấu với nước để bốc hơi thành cơm, chú của người dịch](trong tiếng Việt gọi là lúa tẻ) chiếm vào khoảng 90% tổng số sản lượng trong suốt thời kỳ nghiên cứu, có lẽ với một chiếu hướng tăng cao.  Ngay trước thế kỷ thứ 19, việc dẫn nước tưới tiêu đã là một kỹ thuật canh tác nổi bật, đặc biệt trong sắc dân Việt.  Tại phần lớn khu vực, sự canh tác dựa vào việc cấy lúa (transplantation) (cấy một hay hai lần tùy thuộc vào khu vực và lực lượng lao động cung ứng).  Tuy nhiên, tại phía nam của miền trung Việt Nam, vốn có khi hậu tương đối khô ráo, việc trồng trực tiếp vẫn hiện hữu, có thể như một sự tiếp tục của kỹ thuật trồng trọt thời tiền-Việt Nam (có nghĩa Chàm).

       - Lúa nổi (trong tiếng Việt Nam) (floating rice) được canh tác tại miền nam Việt Nam, tại khu vực gần biên giới Căm Bốt, đặc biệt tại tỉnh Châu Đốc.  Các kỹ thuật canh tác tương tự như các kỹ thuật được áp dụng tại Căm Bốt và miền trung Thái Lan.  Các kỹ thuật lúa nổi được thực hành tại khu vực này bởi sắc dân Khmers trước khi có sự chiếm đóng vùng này bởi chủng tộc Việt Nam.  Các số thu hoạch có khuynh hướng thấp hơn nhiều so với lúa nước.  Khu vực nằm dưới sự canh tác lúa nổi đã sụt giảm dần dần trong thế kỷ thứ 20 khi việc dẫn nước tưới tiêu trở nên thông dụng hơn.

       - Lúa dính vào nhau (Glutinous rice: Oryza sativa, var. glutinosa), giống như tại chính nước Lào, là chủng loại phổ thông nhất dọc theo biên giới Lào.  Các chủng loại lúa dẻo có nhựa dính vào nhau, được gọi là nếp trong tiếng Việt, cũng được trồng trọt bởi sắc dân Việt dùng để sản xuất rượu và làm các loại bánh.  Các chủng loại gạo nếp được trồng bởi chủng tộc Việt Nam thường đòi hỏi sự dẫn nước tưới tiêu.

       - Lúa khô (Dry rice: Oryza sativa var. Montana) trội bật trong các sắc dân thiểu số tại các vùng trung du (midlands) và thượng du thuộc miền trung và bắc Việt Nam.  Một số các chủng loại gạo khô hiện hữu dành cho sự tiêu dùng như cơm (steamed rice) hay gạo nếp, sự tiêu thụ kể tên sau thì thông dụng nhất.  Cần phải ghi nhận rằng các dân tộc ít người cũng thực hành sự canh tác lúa dẫn nước tưới tiêu khi khả thi về mặt kinh tế, đặc biệt trong chủng tộc Thái tại miền bắc Việt Nam, và rất tán thưởng kỹ thuật canh tác này, ngay cả trước Thế Chiến II (Gourou 1940).  Mặc dù lúa khô thường đi liền với lối canh tác đốt rừng làm rẫy, nó cũng có thể được thực hiện tại các cánh đồng khô thường trực.  Tùy vào các điều kiện và các kỹ thuật địa phương, năng suất của đất có thể khá cao trong cách canh tác đốt rừng làm rẫy nhưng, tính trung bình, các số thu hoạch thấp hơn cách dẫn nước tưới tiêu.

Tính Đa Dạng Của Các Chủng Loại Và
Các Số Thu Hoạch Tiềm Năng Của Lúa Gạo

       Khi điều tra về tính khả tín của các dữ liệu năng suất của đất được báo cáo trong nửa đầu của thế kỷ thứ 20, chúng ta phải cứu xét rằng các chủng loại có số thu hoạch cao đã được du nhập từ thập niên 1960 như một phần của Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolution).  Trước thời kỳ đó, một số lượng cực kỳ lớn của các chủng loại địa phương cổ truyền đã được trồng trọt, kể cả tại khu vực canh tác lúa tương đối mới, được cư ngụ bởi sắc dân Việt Nam tại châu thổ sông Hồng.  Mặc dù điều được tin tưởng rộng rãi rằng tính đa trạng trong các chủng loại gạo đi liền với các sự khác biệt trong các số thu hoạch, đã không có mối quan hệ nghiêm ngặt.  Các cuộc nghiên cứu tại chỗ diễn ra tại miền bắc Việt Nam bởi tác giả Dumont (1935) khiến ta nghĩ rằng sự đa trạng là kết quả của sự tuyển chọn đại trà ở địa phương nhằm thích nghi với các điều kiện địa phương: đất đai, thời tiết trung bình, vũ lượng trong thời kỳ canh tác, và tần số của các thiên tai (các cuộc hạn hán, lụt, mưa nhiều, và cả gió lạnh tại miền bắc Việt Nam).

       Các chủng loại địa phương này không phải là các chủng loại theo nghĩa nghiêm ngặt, tức, các hạt giống cá biệt với các đặc điểm di truyền giống nhau, mà đúng hơn các số lượng ổn định bao gồm các hạt giống khác nhau có số thu hoạch cùng các đặc điểm khác giống nhau.  Các chủng loại địa phương được xem như rất thích hợp với các sự biến đổi hàng năm trong suốt thời khoảng của mùa tương đối khô và với tổng số lượng và sự phân bố độ mưa trong mùa ướt.  Vì thế, chúng có khả năng kháng cự hạn hán, giá băng, và/hay lụt lội, sản xuất một số thu hoạch khiêm nhường trong các tình hưống không thuận lợi và tránh được một sự tổn thất toàn diện trên số gặt hái.  Sự đáp ứng của các chủng loại địa phương đối với sự sử dụng phân bón thì yếu đối với phân urea (nitrogen), nhưng khá tốt đối với phân potash và acít phosphoric.  Số thu hoạch tiềm năng của từng loại trong các chủng loại địa phương truyền thống về gạo tại Việt Nam được ước lượng như sau (Lecoq, 2001):

       - Vào khoảng 2.5 đến 3.5 tấn thóc mỗi mẫu tây (ha) đối với lúa nước.
       - Vào khoảng 1.5 tấn thóc mỗi mẫu tây (ha) đối với lúa nổi.
       - Vào khoảng 1 tốn thóc mỗi mẫu tây (ha) đối với lúa khô.

       Số thu hoạch tiềm năng cho các chủng loại mới được du nhập vào thời khoảng sau giữa thập niên 1960 được xem là gần 6 tấn mỗi mẫu tây (hectare).

       Khi sự dẫn nước tưới tiêu đã là kỹ thuật canh tác ưu thắng, 3 tấn thóc mỗi mẫu tây có thể được xem như con số trung bình cho một mùa gặt đặc biệt tốt.  Điều hiển nhiên là mức độ này chỉ có thể được nhận thấy ở kích thước của một khu vực nhỏ, và chắc chắn không phải là số trung bình cho toàn thể xứ sở, và không đúng ngay cả đối với một vùng hay một tỉnh.  Tin tức cung ứng khiến ta nghĩ rằng số thu hoạch thay đổi bất thường gây ra bởi các thiên tai, đặc biệt nạn hạn hán và bão tố, lên cao khác thường tại miền trung Việt Nam (Giacometti 2000b), ít hơn tại miền nam và miền bắc Việt Nam.

       Các chủng loại gạo dính thường thu hoạch sản lượng thấp hơn mỗi mẫu tây (trung bình khoảng 10% thấp hơn), nhưng các chủng loại này chỉ chiếm khoảng 4% diện tích tại miền bắc Việt Nam và khoảng 2% diện tích tại miền nam Việt Nam hồi khoảng 1930 (Nguyên 2000).  Tin tức cung ứng khiến ta nghĩ rằng gạo nếp đòi hỏi một giá cao hơn: giá đơn vị gao nếp đã và vẫn cao hơn gạo không thuộc loại nếp.  Chính vì thế, khoản sai biệt giá cả bù trừ cho sản lượng thấp hơn về khối lượng và còn mang lại một trị giá sản lượng cao hơn trên mỗi mẫu tây.  Bởi sự sai biệt giá cả không quá lớn, đúng hơn là sự tái cấu trúc các chuỗi số liệu theo thời gian về diện tích và giá đơn vị lúa nếp, điều thuận tiện và dễ dàng hơn để giả định số thu hoạch và giá cả cũng giống như đối với loại gạo không phải là nếp.

Các Thời Kỳ Canh Tác và Gia Tăng Vụ Mùa
      
       Một sự phức tạp phải đối đầu khi sử dụng các dữ liệu thu hoạch là sự trội bật của việc gặt hai mùa tại Việt Nam.  Dưới các điều kiện thuận lợi, một mảnh đất nào đó của ruộng lúa có thể được gặt hai lần trong một năm.  Trong trường hợp đó, số thu hoạch trên mỗi diện tích trồng trọt, tức sản lượng liên quan đến toàn thể diện tích canh tác, cao hơn số thu hoạch trên diện tích gặt hái.  Ít nhất kể từ cuối thế kỷ thứ 19, sự canh tác lúa gạo bởi sắc dân Việt Nam đã được thực hiện qua nhiều thời kỳ khác nhau trong năm tại mọi vùng của Việt Nam, tùy theo các điều kiện tự nhiên ở địa phương và sự phát triển của hạ tầng cơ sở dẫn nước tưới tiêu.  Các thời kỳ khác nhau của sự canh tác lúa gạo luôn luôn được mô tả theo cùng một kiểu mẫu kể từ cuối thế kỷ thứ 19 (Thorel 1873; Brenier 1914; Henry 1932; Dumont 1935; Gourou 1936; Lecoq 2001; Nguyen 2001):

       - Trong mùa lúa hạ-thu (lúa mùa trong tiếng Việt), hạt giống được gieo trong Tháng Năm hay Tháng Sáu, các cây lúa non được cấy trong Tháng Bẩy, và thóc được gặt trong Tháng Chín tại miền trung Việt Nam, trong Tháng Mười – Mười Một tại phần phía bắc của xứ sở, và từ Tháng Mười đến Tháng Hai tại miền nam.  Vụ gặt này cũng được gọi là ‘gạo Tháng Mười”.  Theo truyền thống đây là mùa lúa quan trọng nhất, đặc biệt tại miền nam Việt Nam.  Bởi sự canh tác được tiến hành trong mùa mưa, nó không cần đòi hỏi hệ thống tưới tiêu tinh vi khi các cánh đồng lúa ở trên phần đất tương đối cao.  Tại phần thấp nhất của các đồng bằng, đặc biệt tại châu thổ Mekong của miền nam Việt Nam, sự canh tác chỉ có thể diễn ra được khi hạ tầng cơ sở của các con đề và kinh đào ngăn cản được các trận ngập lụt.

       - Trong mùa lúa đông xuân (lúa chiêm trong tiếng Việt), hạt giống được gieo trong Tháng Mười Một, cây lúa non được cấy trong Tháng Mười Hai, và thóc được gặt trong Tháng Năm tại miền bắc Việt Nam và trong Tháng Tư tại miền Trung Việt Nam.  Mùa gặt này cũng được gọi là “gạo Tháng Năm”.  Bởi sự canh tác được tiến hành trong mùa khô, sự dẫn nước tưới tiêu thì cần thiết tại các vùng đất cao hơn của các đồng bằng.  Chỉ một tỷ lệ nhỏ các cánh đồng lúa là thích hợp với sự trồng trọt trong mùa đông tại miền nam Việt Nam hồi trước thập niên 1960.

       Tại phần lớn khu vực của vùng đất thấp, tức các khu vực cư ngụ bởi chủng tộc Việt Nam áp dụng các kỹ thuật sản xuất dùng nhiều sức lao động và, một cách quan yếu, sự dẫn nước tưới tiêu, vẫn có thể, về mặt kỹ thuật, đạt được hai mùa gặt trên cùng một cánh đồng lúa, một khi có hạ tầng dẫn nước thích đáng.  Tuy nhiên, các khu vực gặt hai mùa chỉ bành trướng dần dần trước Thế Chiến II, phần lớn tại miền bắc Việt Nam.  Một trong các nguyên do chính là vì biên cương lúa gạo vẫn còn được mở ngỏ, kể cả ở nửa phần phía bắc của xứ sở, và ngay cả ở các khu vực duyên hải của Châu Thổ sông Hồng.  Điều rõ ràng là sự gặt hai mùa đã gia tăng một cách mau lẹ trong các thập niên 1920 và 1930 lên tới khoảng 40% các đồng lúa tại Châu Thổ sông Hồng vào khoảng năm 1935 (Gourou 1936).  Việc gặt hai mùa đã hiện hữu tại miền nam Việt Nam tại một số khu vực bao quanh Sàigòn, ngay từ thập niên 1880, bất kể sự phong phú của đất đai chưa canh tác thích hợp cho sự khai khẩn thành các đồng lúa tại các tỉnh chung quanh.  Diện tích đồng lúa đã mở rộng một cách mau chóng tại miền nam Việt Nam cho đến cuối năm 1920 và sau đó trở đi, với một nhịp độ chậm hơn, nhưng biên cương đất đai vẫn còn mở ngỏ cho tới thập niên 1970.  Việc gặt hai mùa chỉ bành trướng tại miền nam Việt Nam trong các thập niên sau cùng của thế kỷ thứ 20.

       Tại một số khu vực giới hạn, nơi mà các điều kiện tuyệt hảo của sự dẫn nước tưới và thoát nước chế ngự, việc gặt ba mùa được thực hiện.  Tại Châu Thổ sông Hồng, đây là trường hợp xẩy ra ngay trước Thế Chiến II (“Gạo Ba Giăng”: “Three Moons Rice”, có nghĩa, với một chu kỳ 3 tháng).  Kỹ Thuật này đã không được phổ biến trước thập niên 1990.  Nó cũng đã được du nhập vào miền nam Việt Nam, trong cùng thời kỳ.


2. Sự Khả Nghi Đối Với Một Phần Các Dữ Liệu
Thời Thuộc Địa Liên Quan Đến
Các Số Thu Hoạch Thóc Tại Việt Nam
Hồi Đầu Thế Kỷ Thứ 20.

       Phần lớn các số thu hoạch thóc ám chỉ bởi các dữ liệu về diện tích đồng lúa và khối lượng sản xuất bởi các nhà chức trách thuộc địa trong các báo cáo chính thức và các niên giám thống kê hồi đầu thế kỷ thứ 20 thì thấp một cách đáng ngờ vực.  Một số sự sai biệt được nhận thấy trong số các dữ liệu chính thức, mặc dù các con số thu hoạch ám chỉ nằm trong cùng một mức độ.  Các con số chính thức thấp nhất cho các sự thu hoạch thóc là vào khoảng 1.2 đến 1.3 tấn trên mỗi mẫu tây trong năm bình thường.  Các con số cao nhất trong khoảng 1.3 đến 1.5 tấn.  Các sự sai biệt này tượng trưng một vấn đề tương đối nhỏ đã được phân tích và giải thích kỹ lưỡng bởi tác giả Giacometti (2000a).  Các con số thấp nhất được sử dụng rộng rãi trong các cuộc nghiên cứu lịch sử thảo luận về nông nghiệp và một cách tổng quát hơn về sự thay đổi kinh tế tại Việt Nam thời thuộc địa, đặc biệt bởi các sử gia Mác-xít (thí dụ, Murray 1980), như bằng chứng của sự đình trệ kinh tế và, xét đến các khối lượng to lớn về gạo đã xuất cảng, cho sự khai thác thuộc địa.  Ngay việc chấp nhận các con số cao nhất sẽ ám chỉ rằng, vào thời gian đó, các số thu hoạch thóc thấp hơn một cách đáng kể tại Việt Nam hơn là tại miền nam Trung Hoa, Đài Loan, Hàn Quốc, Java, và miền nam Ấn Độ.  Hơn nữa, nếu các con số này được chấp nhận, các số thu hoạch thóc tại Việt Nam sẽ chỉ cao hơn một chút so với Căm Bốt, Thái Lan, và ngay cả với Lào, là điều đặc biệt khó hiểu.

Sự sụt giảm không được giải thích
trong các số thu hoạch thóc tại miền nam Việt Nam
thời kỳ ban đầu của thế kỷ thứ 20.

       Nhu cầu cho một sự tái lượng định sản lượng thóc và một sự tu chỉnh nâng cao lên rất nhiều so với số được đề nghị bởi Giacometti (2000a) trở nên hiển nhiên khi so sánh các chuỗi số liệu chính tbức cho miền nam Việt Nam được ấn hành tại các nguồn tài liệu chính thức khác nhau giữa các năm 1878 và 1972.  Các nguồn tài liệu chính thức khiến ta nghĩ có một sự sụt giảm mạnh mẽ trong các số thu hoạch vào lúc bước sang thế kỷ thứ 20 cho miền nam Việt Nam, không có vẻ bị quy trách cho năng suất yếu tố (factor productivity) sút giảm, mà đúng hơn, bởi có một sự gián đoạn trong sự thu thập dữ liệu.  Một sự tăng cao đột nhiên trong số thu hoạch gạo được nhận thấy ở cả Nam và Bắc Việt Nam trong những năm tiếp theo sau sự độc lập và phân chia đất nước vào năm 1954, mặc dù tại Nam Việt Nam, sự du nhập các chủng loại thu hoạch cao đã không xảy ra trước khoảng giữa thập niên 1960.  Có vẻ không có sự giải thích khả dĩ nào khác cho sự gia tăng này ngoài một sự cải thiện mau chóng trong việc theo dõi sản lượng gạo bởi các chính quyền địa phương hay, với nhiều xác xuất hơn, trong sự chuyển giao tin tức lên chính quyền trung ương.  Hình 1 cho phép có một sự kiểm tra bằng mắt các dữ liệu thu hoạch trung bình cung ứng được báo cáo trong các nguồn tài liệu chính thức và một sự so sánh với các số ước lượng của các số thu hoạch thóc cho cùng miền địa phương đề nghị trong bài viết này (Phần 4)
.
Hình 1: So sánh các số thu hoạch gạo ước lượng và
được báo cáo chính thức tại miền nam Việt Nam trong giai đoạn 1870-1972
(tấn / trên mỗi mẫu tây đất canh tác)


--♦-- Số Thu Hoạch Thóc, tấn/mẫu tây (số ước lượng)

--■-- Số Thu Hoạch Thóc, tấn/mẫu tây (theo dữ liệu)

Figure 1 ở đây000000000000000000000000000000000


Các nguồn: Các Dữ Liệu Chính Thức: État de la Cochinchine Franҫaise (1878-1908), Bulletin Économique de l’Indochine (nhiều năm khác nhau), Annuaire Statistique de l’Indochine (1913-1946), Annuaire Statistique du Vietnam (1947-53), Vietnam Statistical Yearbook (1954-1972 [5?], Estimates: Xem Phần 4 để có một sự trình bày về các phương thức ước lượng.

       Sự giải thích nhiều phần xác đáng nhất về các số thu hoạch thóc sụt giảm tại miền nam Việt Nam khoảng 1904 và về sự gia tăng đột ngột từ năm 1958 trở đi như được ghi chép trong các ấn phẩm chính thức nằm ở sự kiện rằng các con số này đã được tạo ra xuyên qua một tiến trình thu thập dữ liệu bởi các nhà chức trách Việt Nam tại địa phương và sự biên tập rại cấp trung ương.  Các nhà hành chính thực dân Pháp hay biết rõ về sự che dấu một phần đáng kể trong sản lượng bởi chính quyền cấp tỉnh hay làng xã địa phương.  Cho tới khoảng 1904, phương pháp ưu thắng là sự ước lượng trực tiếp dưới sự giám sát của các viên chức thực dân Pháp hiện diện tại các tỉnh khác nhau (làm chủ tỉnh hay quận), và sư thu thập dữ liệu dưới sự giám sát trực tiếp của các nha sở thực dân.  Sau khi có sự thiết lập chính quyền trung ương của Chính Phủ Đông Dương, với bộ chỉ huy đặt tại Hà Nội, trong năm 1898, con số các nhà hành chính có ngạch trật cao nhất hiện diện tại các tỉnh miền nam Việt Nam đã giảm xuống.  Sự chú ý của chính quyền thuộc địa Pháp đặt tiêu hướng vào sự cải thiện việc theo dõi các dữ liệu ở bắc và trung Việt Nam, nơi mà tin tức cung ứng bị xem là rất đáng nghi ngờ.  Hậu quả, một mức biên tế của sự nhầm lẫn được chấp nhận, đối với miền nam Việt Nam, như một sự khiếm khuyết cần thiết.  Sự thu thập dữ liệu ngày càng dựa nhiều vào chính quyền địa phương.  Bởi vì gạo cho đến giờ là nông phẩm dễ dàng nhất để đánh thuế, các công chức địa phương, những kẻ thường có liên hệ chặt chẽ với các điền chủ, hay là chính các điền chủ, có các động lực mạnh mẽ để báo cáo thấp hơn sản lượng về gạo.

       Một sự giải thích bổ túc cho rằng xự thiết lập một chính quyền trung ương ở Hà Nội ám chỉ một sự chuyển giao các số thuế hành thu bởi các nhà chức trách địa phương tại miền nam Việt Nam, và cho đến thời điểm đó, được sử dụng phần lớn trong miền này, [để đài thọ] cho công chi tại miền trung và miền bắc Việt Nam.  Chúng ta có thể còn nghi ngờ một sự thỏa thuận không chính thức với tầng lớp tinh hoa địa phương thuộc giới điền chủ và các nhà chức trách Việt Nam địa phương, bởi khuôn khổ quản trị mới của Đông Dương thuộc Pháp ám chỉ một sự chuyển giao quy mô các tài nguyên thu thập được xuyên qua thuế khóa tại miền nam dành cho sự đầu tư tại miền bắc.  Số thu thuế trung bình trên mỗi đầu người đã sẵn cao hơn nhiều tại miền nam, có thể giải thích cho sự miễn cưỡng bởi giới tinh hoa và chính quyền địa phương khi phải thừa nhận một mức độ thực sự của sự trốn thuế, và sản lượng gạo hiển nhiên là chỉ số khả hữu hay nhất cho mục đích này.

3. Các Dữ Liệu Vi Phân Cung Ứng Liên Quan
Đến Các Số Thu Hoạch Thóc
Trong Thời Kỳ 1900-1940

       Tin tức định lượng chi tiết về các số thu hoạch thóc của các chủng loại gạo địa phương được canh tác tại nhiều tỉnh khác nhau ở miền nam Việt Nam trong năm 1910 đã được báo cáo tại hội chợ triển lãm thuộc địa tổ chức tại Marseilles trong năm 1911.  Các con số này không dựa trên việc kiểm tra bởi chính quyền thực dân mà trên sự khai báo bởi các nhà chức trách địa phương người Việt, các kẻ có mọi lý do để không phóng đại mức độ của năng suất đất ruộng.  Loạt tin tức này cho thấy rằng số thu hoạch trung bình ở trong khoảng từ 1.5 đến 2 tấn mỗi mẫu tây tại miền nam Việt Nam nói chung.  Nhưng nó đã đạt tới 2 đến 2.5 tấn mỗi mẫu tây tại các tỉnh Cần Thơ, Sa Đéc và Sóc Trăng, là các tỉnh nằm trong số các địa phương sản xuất gạo chính yếu vào thời điểm đó (Bảng 1: Table 1).



Bảng 1: Sự Phân Bố Các Số Thu Hoạch Thóc Trung Bình (tấn /mẫu tây) cho 327 chủng loat hạt giống lúa gạo cổ truyền được canh tác tại miền nam Việt nam khoảng 1910 (không kể gao nếp).



       Đới với nhiều chủng loại, canh tác tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, và Sa Đéc, số thu hoạch hơn 3 tấn mỗi mẫu tây được báo cáo, cao hơn số thu hoạch trung bình của các vụ trúng mùa nhất được ghi chép tại miền nam Việt Nam trong suốt thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, sau khi có sự du nhập các kỹ thuật Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolution).  Cũng cần ghi nhận rằng có nhiều trong các số
thu hoạch thấp nhất được nhận thấy tại tỉnh Châu Đốc, là một khu vực của sự canh tác lúa nổi, do đó giải thích cho các số thu hoạch tương đối thấp, và tại các tỉnh Thủ Dầu Một và Tây Ninh, vốn không sản xuất bao nhiêu.

       Sự sụt giảm trong các số thu hoạch lúa gạo tại miền nam Việt Nam vào lúc bước sang thế kỷ thứ 20 có thể được giải thích phần nào bởi sự mở rộng việc canh tác lúa gạo và do đó bởi các số thu hoạch thấp tại các cánh đồng lúa mới khai khẩn.  Tuy nhiên, sự giải thích này không thích hợp nhiều với các dữ liệu cung ứng ở cấp tỉnh.  Vào cuối thập niên 1920 và cuối thập niên 1930, cũng như trong năm 1950, tại các tỉnh tương ứng với các cánh đồng lúa cổ xưa nhất nơi việc trồng và gặt hai mùa tương đối thông dụng ít nhất kể từ giữa thế kỷ thứ 19, các số thu hoạch lúa gạo được báo cáo thấp hơn 1.5 tấn mỗi mẫu tây.  Một ít ngoại lệ là Cần Thơ với 1.59 trong năm 1928 và 1.8 trong năm 1950, Gò Công với 1.5 hồi cuối thập niên 1930, và Sa Đéc với 2.00 trong năm 1950 (Bulletin Économique de l’Indochine, được trích dẫn trong Takada 2000, 135).  Song, khả tính của sự phì nhiêu sút giảm ở vùng đất biên tế không bị bị bác bỏ hoàn toàn.  Để giải quyết vấn đề này, các dữ liệu về sản lượng thóc và diện tích canh tác được ước lượng tại cấp tỉnh.

Tin Tức Về Các Số Thu Hoạch Thóc
Tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam
      
       Các mẫu của các chủng loại gạo canh tác tại miền bắc Việt Nam cũng được trưng bày tại hội chợ triển lãm thuộc địa năm 1911 (Bảng 2: Table 2).  Ở đây cũng vậy, các số thu hoạch thóc báo cáo nằm trong khoảng từ 1.8 đến 2.2 tấn mỗi mẫu tây, với số trung bình vào khoảng 2 tấn.  Bởi các số thu hoạch thóc tương tự nhau cho gạo mùa đông và gạo mùa hạ, khoảng 2 tấn mỗi mẫu tây cho mỗi mùa gặt, cánh đồng ruộng thích hợp cho việc cấy và gặt hai vụ mùa có thể thu hoạch nhiều đến 4 tân mỗi mẫu tây mỗi năm.  Điều này phù hợp với các số thu hoạch thóc đối với các chủng loại gạo nếp báo cáo bởi các người Pháp định cư tại Việt Nam khoảng năm 1912 (Bảng 3: Table 3).  Cần ghi nhận rằng các kỹ thuật áp dụng trong các đồn điền trồng lúa gạo vốn là một phần trong các đặc nhượng đất đai dành cho các người Pháp định cư tại Việt Nam gần như đồng nhất với các kỹ thuật được áp dụng bởi sắc dân Việt ở các khu vực chung quanh.  Gạo được trồng trọt bởi các tá điền thuộc sắc dân Việt.

       Các mức độ tương tự của năng suất đất ruộng được đạt tới, trong khoảng 1906 – 1910, tại tỉnh Thanh Hóa (tại phía bắc của trung phần Việt Nam), ở trạm nông nghiệp Yên Định [? Đình, Đính, Đỉnh, Đĩnh] (Bảng 4: Table 4).  Các kỹ thuật canh tác tại Thanh Hóa tương tự như các kỹ thuật được thi hành tại Châu Thổ sông Hồng.  Các số thu hoạch trung bình của các chủng loại hạt giống khác nhau cho thời kỳ 1906-1910 lần lượt là 2.02, 1.66 và 2.00 tấn mỗi mẫu tây, với số trung bình tổng quát (unweighted average) là 1.89 tấn.  Ngay khi cứu xét rằng các số thu hoạch thóc trung bình thì ít hơn đôi chút tại một trạm nông nghiệp so với các cánh đồng ruộng bình thường, các dữ liệu này rõ ràng trái ngược với các con số chính thức cho miền trung và miền bắc Việt Nam.  Sự biến thiên cao độ không mấy ngạc nhiên, đặc biệt tại miền trung Việt Nam, bởi có tần số của các thiên tai (hạn hán và giông tố gây ra nạn lụt).  Chúng ta sẽ ước định sự biến thiên thấp hơn tại Châu Thổ sông Hồng, với các con số của các vụ gặt khi mất mùa cao hơn nhiều.

       Khi sử dụng tin tức này, chúng ta phải cứu xét đến sự kiện rằng các con số này không phải là các số thu hoạch mỗi năm mà là trên mỗi vụ gặt.  Giả định rằng vụ gặt hai mùa chiếm 40% diện tích đồng ruộng, chúng ta có được 2.5 tấn mỗi mẫu tây, khoảng gần gấp đôi con số được ghi lại trong các nguồn tài liệu, trên số trung bình cho miền trung Việt Nam.  Tuy nhiên, cứu xét đến khả tính của các số thu hoạch thấp hơn bên ngoài trạm nông nghiệp cũng như tại các vùng trung du ở miền bắc và miền trung Việt Nam, hai sự điều chỉnh này sẽ phải bù trừ cho nhau.  Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng số thu hoạch trung bình ở vào khoảng 1.5 đến 2 tấn mỗi mẫu tây và mỗi năm – có lẽ gần sát hơn với số kể sau.



Bảng 2: Các Số Thu Hoạch Thóc Của Các Chủng Loại Khác Nhau Trong Các Vụ Gặt Lúa Mùa Hè Và Mùa Đông Tại bắc phần Việt Nam khoảng 1910

Nguồn: E. Baillaud, “Les riz indochinois à l’exposition de 1911 de l’Institut Colonial Marseillais”, BEI 1912, 96, các trang 424-425).  Mẫu các chủng loại cung cấp bởi Phòng Canh Nông Bắc Kỳ và Bắc An Nam (Trung Kỳ).

Ghi chú: *: gạo nếp; ** gạo hạng tốt; ***: gạo miền núi.





Sự Ước Lượng Thấp Diện Tích Đồng Lúa Và Diện Tích Gặt Hái
Trong Các Báo Cáo Thời Thuộc Địa

       Ngoài sự ước lượng thấp các số thu hoạch, chúng ta phải cứu xét đến sự ước lượng thấp diện tích canh tác, tức diện tích các cánh đồng lúa, và ít quan trọng hơn đối với miền nam Việt Nam, sự ước lượng thấp việc gặt hái hai mùa. 6  Nguồn gốc sai lạc đầu tiên được giải thích bởi sự kiện rằng đồng lúa được đăng ký cho mục đích thu thuế đất.  Bởi các cánh đồng lúa mới trên đất vừa khai khẩn được miễn thuế đất, thường trong năm năm đầu tiên của sự canh tác, sự ước lượng thấp diện tích canh tác là điều không tránh khỏi, đặc biệt tại miền nam Việt Nam, nơi sự khai khẩn đất tiến hành với một nhịp điệu mau lẹ.  Tại miền bắc Việt Nam, sự khai khẩn đất tại các đầm lầy có nước thủy triều tiếp tục cho đến giữa thế kỷ thứ 20 tại các khu duyên hải của Châu Thổ sông Hồng cùng như tại nhiều tỉnh ngoại vi của miền bắc Việt Nam, nơi các công trình hạ tầng cơ sở dẫn nước nhập điền cho phép sự mở rộng việc canh tác lúa gạo trong suốt các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 20.  Tại vùng đất nội địa của miền trung Việt Nam thường bị chiếm ngụ bởi các sắc dân thiểu số, sự xây dựng các đường lộ cho phép sự di dân của các người định cư thuộc sắc dân Việt Nam trong suốt thập niên 1920.  Tại Việt Nam nói chung, biên cương lúa gạo bị đóng lại trước thập niên 1970 tại các vùng đất thấp, nhưng hãy còn mở ngỏ ở ven biên trong thập niên 1990 tại các vùng trung du và thượng du.


Bảng 3: Các Số Thu Hoạch Gạo Nếp Được Nhận Thấy Tại Một Đồn Điền Trồng Lúa Của Pháp Tại Bắc Kỳ



Các Nguồn: “Các Mẫu Chủng Loại Hạt Giống Được Gửi Đến Bởi Ông Louis Dubourg, thực dân tại Hưng Yên” (Bắc Kỳ), BEI 1912, 96, mai-juin, trang 424.

***


Bảng 4: Các Số Thu Hoạch Gạo Tính Theo Tấn Trên Mỗi Mẫu Tây Tại Trạm Nông Nghiệp Yên Đinh [?] (Tỉnh Thanh Hóa, Trung Phần Việt Nam) Trong Các Năm 1906-1910.



Nguồn: Brenier (1914, 148).
Ghi Chú: Các Dữ Liệu Được Ghi Chép Một Cách Xác Thực Trên Các Cánh Đồng Lúa Từ 2 đến 9 Mẫu Tậy (a) Gạo Tháng Năm [tức Gạo Mùa Đông]; (b) Gạo Tháng Mười [tức Gạo Mùa Hè]; (c) Gạo Tháng Mười, Với Một Chu Kỳ Ngắn Hơn (Gieo Hạt Trong Tháng Sáu).

***



Tại Sao Chính Quyền Trung Ương Thực Dân
Lại Công Bố Các Dữ Liệu Sản Lượng Thóc Bị Ước Lượng Thấp?

       Câu trả lời đầu tiên, đã sẵn được đề cập trước đây, rằng chính quyền trung ương thực dân không thể nào kiểm tra được sản lượng thóc gạo thực sự tại nhiều tỉnh khác nhau.  Một câu trả lời khả hữu thứ nhì và bổ túc rằng mặc dù các nhà chức trách có nghi ngờ về sự ước lượng thấp, sự đồng thuận giữa người Pháp và các công chức gốc Việt Nam rằng áp lực thuế trên các nhà trồng trọt đã sẵn ở mức đủ cao, và rằng chính sách tài chánh phải được nhắm vào việc hành thu nhiều lợi tức hơn từ giới giàu có, đặc biệt từ giới mậu dịch gốc Trung Hoa.  Sự giải thích thứ ba rằng các công chức người Pháp trong chính quyền thuộc địa và các học giả nghiên cứu về sự canh tác lúa gạo tại Việt Nam trước Thế Chiến II (Henry 1931; Gourou 1936) dựa vào hai phương pháp bổ túc dẫn đến cùng các kết quả giống nhau và nêu ý kiến rằng các dữ liệu về sản lượng thì phù hợp với các sự ước lượng  trên số tiêu thụ.  Sản lượng phát sinh từ các sự ước lượng diện tích canh tác và các số thu hoạch được đăng ký một cách chính thức, với một sự tu chỉnh nâng cao đáng kể về diện tích và một sự tu chỉnh hạn chế về các số thu hoạch gạo (cao hơn chưa đến 10%).

       Các con số tiêu thụ của vùng Châu Thổ sông Hồng, được tính toán bởi Bournier (1925) và Gourou (1936) dựa vào các dữ liệu dân số, số tiêu thụ gạo trên mỗi đầu người được nhận thấy trong nhiều cuộc khảo sát vi mô khác nhau, sự sản xuất rượu nấu bằng gạo dựa trên các nguồn tài liệu về tài chính, các số ước lượng về hạt giống cần thiết, và các dữ liệu xuất cảng gạo. 7  Các kết quả của các cuộc khảo sát tại chỗ gần như đồng nhất với nhau: 268 kg thóc trên mỗi đầu người theo Bournier (1925) và 277 theo Gourou (1936).  Các kết quả này được dựa, trong trường hợp của tác giả Bournier (1925), trên số tiêu thụ hàng ngày trung bình được xem tương đương với 0.948, 0.868 và 0.454 kg thóc, lần lượt cho các người đàn ông, đàn bà, và trẻ em; Gourou (1936) đưa ra số đo lường tương đương 0.76 kg thóc trung bình mỗi ngày, gần như bằng nhau. 8  Số tiêu thụ để chăn nuôi khác hơn số tiêu thụ bởi con người cũng được ước lượng cho năm 1925 và được tìm thấy chiếm ít hơn 7% số tiêu thụ của con người tại miền bắc và miền trung Việt Nam, và là 14% tại miền nam Việt Nam (Bảng 5: Table 5).

       Khuyết điểm chính yếu của phương pháp này là, nếu chuỗi số liệu dân số có được khi áp dụng một sự phóng chiếu trở lùi được chấp nhận 9, các con số tiêu thụ gạo thời tiền Thế Chiến II sẽ được rút ra từ các dữ liệu dân số vốn bị ước lượng thấp một cách đáng kể (Banens 2000).  Điều này có thể giải thích cho sự thiếu nhất quán giữa các dữ liệu vi mô trên các số thu hoạch lúa gạo, hơi kém hơn 2 tấn một chút, và các số thu hoạch ám chỉ được trình bày trong các số ước lượng sản lượng chính thức, vào khoảng 1.4 tấn mỗi mẫu tây.  Mặc dù 0.76 kg thóc mỗi ngày có vẻ cao bởi các tiêu chuẩn Á Châu và Đông Nam Á, điều cần phải cứu xét rằng các lương thực thay thế khả hữu chẳng hạn như ngô (bắp) chỉ rẻ hơn đôi chút. 10  Bournier và Gourou, đều hay biết rõ về sự kiện rằng các tiêu chuẩn sinh hoạt thì thấp kém, đặc biệt tại các khu vực nông thôn của trung và bắc Việt Nam.  Sự tu chỉnh sản lượng gạo lên cao để làm cho các sự ước lượng phù hợp với các số thu hoạch nhận thấy sẽ hàm chứa một số tiêu thụ thóc trên đầu người rất cao, dù cho sự tiêu thụ của con người hay để nuôi súc vật, ám chỉ, tiếp đó, sự tiêu thụ gà vịt và trứng cao hơn nhiều.

       Sự giải thích đưa ra trong các báo cáo bán chính thức của chính quyền thuộc địa, trong một nỗ lực để hóa giải các mẫu khác biệt của thông tin rằng, trung bình, các thiên tai diễn ra gần như hàng năm dã giảm bớt các số thu hoạch lúa gạo vào khoảng 30% thấp hơn các số thu hoạch “bình thường”.  Do đó, các số thu hoạch khoảng gần 2 tấn trên mỗi mẫu tây, được nhận thấy trên các báo cáo thực địa, là các con số dành cho các vụ mùa bội thu (Henry 1928).  Điều này bóp méo bức tranh được trưng bày bởi các dữ liệu vi phân được báo cáo hồi đầu thế kỷ thứ 20 cũng như các số thu hoạch thóc trung bình được ám chỉ vào cuối thế kỷ thứ 19.  Chính vì thế, có vẻ không có bất kỳ sự biện minh nào cho sự tu chỉnh thấp xuống 30% như đề nghị của tác giả Henry (1928).

       Các thể lệ ước lượng sử dụng cho việc tái cấu trúc diện tích đồng lúa và các chuỗi khối lượng sản xuất thuộc vào bốn giai đoạn.  Thứ nhất, các con số diện tích được tu sửa lên cao trên căn bản tin tức về mức độ của sự ước lượng quá thấp trong các dữ liệu chính thức được sử dụng cho việc thu thuế đất (và một sô thông tin về tầm mức ẩn lậu thuế bởi các điền chủ).

Bảng 5: Số Tiêu Thụ Gạo Để Chăn Nuôi Gia Súc Tại Việt Nam Trong năm 1925 (theo nghìn tấn) (trong ngoặc: như một tỷ lệ bách phân của số tiêu thụ của con người)           


[Human consumption: Số tiêu thụ của con người; Animal feeding: nuôi gia súc; Seeds: Giữ lại làm hạt giống; Alcohol: Nấu rượu; Total: Tổng Cộng; Northern and Northern Central Vietnam: Bắc Phần Việt Nam và bắc Trung Phần Việt Nam; Central (excluding Northern Central: Trung Phần (ngoại trừ bắc Trung Phần) Việt Nam; Southern: Nam Phần Việt Nam]

***
        

       Thứ nhì, chuỗi số liệu hàng năm của các số thu hoạch bình thường có được tái cấu trúc.  Các số thu hoạch bình thường nơi đây được định nghĩa như các số thu hoạch trung bình với sự cứu xét đến tác động tiêu cực của các thiên tai và ảnh hưởng tích cực trên các mùa gặt có các điều kiện thời tiết thuận lợi.  Thứ ba, các chuỗi khối lượng sản xuất hàng năm “bình thường” (hay ước định) kế đó được rút ra từ số diện tích và các số thu hoạch “bình thường” đã ước lượng.

       Chuỗi số liệu hàng năm về diện tích và các số thu hoạch được ước lượng một cách riêng biệt cho mỗi tỉnh trong 20 tỉnh của miền nam Việt Nam cho thời khoảng 1880-1954.  Một thủ tục đặc biệt được thiết lập hầu lượng giá tầm mức mà sự bành trướng biên cương lúa gạo đến vùng đất biên tế đưa đến một sự sút giảm trong các số thu hoạch trung bình của toàn miền.  Diện tích và chuỗi số liệu trong thời gian thu hoạch ở cấp tỉnh khi đó được kết hợp cho việc ước lượng sản lượng.


4. Các Sự Ước Lượng Mới
Về Diện Tích Đồng Lúa Và
Về Khối Lượng Sản Xuất
Cho Miền Nam Việt Nam


Sự Ước Lượng Diện Tích Đồng Lúa

       Các dữ liệu về diện tích đồng lúa cấp tỉnh được cung cấp cho 43 năm định chuẩn [hay làm chuẩn] (benchmark years) trong thời khoảng 1880 và 1954 (1880, 1883, 1888, 1890-1898, 1900, 1902, 1906-1911, 1913, 1920-1924, 1926-1931, 1938, 1944-1947, và 1950-1954. 11  Diện tích ruộng lúa tại mỗi tỉnh được rút ra từ các chuỗi số liệu chính thức. 12  Trong nhiều năm, tin tức được báo cáo trong các nguồn tài liệu chính thức (tham chiếu Hình 1) phải được xem là không đáng tin cậy, hoặc bởi các con số ám chỉ một sự tăng trưởng cao quá mức về diện tích (1880, 1883, 1888, và 1906-1908) có thể phản ảnh sự cải thiện mau chóng trong sụ kiểm tra bởi chính quyền thuộc địa, hay bởi một sự sụt giảm không được giải thích được nhận thấy trong phần lớn các tỉnh, là điều không phù hợp với các dữ liệu xuất cảng (1892-1894, 1910-1913, 1927-1930, và 1946-47).  Do đó, tin tức được xem như đáng tin cậy nhất cho các năm 1890-1891, 1895-1898, 1900, 1902, 1909, 1913, 1920, 1926, 1931, 1938, 1944-47, 1950-1954.

       Một sự kiểu chính nâng cao 10% được đề nghị cho các năm trước 1920.  Điều này được chứng minh bởi sự trước bạ quá thấp diện tích ruộng lúa do hậu quả của sự miễn trừ các đồng ruộng mới không bị các sắc thuế đât đai trong năm năm. 13  Trung bình, diện tích mở rộng khoảng 10% cho mỗi thời khoảng 5 năm cho tới thập niên 1920.  Năm 1930 là đỉnh lịch sử về diện tích tại hầu hết các tỉnh (trong thời khoảng 1880-1954).  Vì lý do này, điều xem ra không cần thiết để tu chỉnh các dữ liệu diện tích lên cao cho các năm định chuẩn tuyển chọn sau đó.  Cũng vậy, không có nhu cầu cho một sự kiểu chính cho các năm 1920 và 1926 bởi các dữ liệu chính thức cho các năm này đã sẵn được tu sửa lên cao để công bố trong tập Niên Giám Thống Kê Của Đông Dương (Annuaire Statistique de l’Indochine).

       Các dữ liệu thiếu sót gây ra bởi việc áp dụng phép nội suy trực tuyến (linear interpolation) giữa các dữ liệu năm định chuẩn, và sự trở lui ngoại suy cho thời khoảng 1880-1889, giả định một tỷ số tăng trưởng bất biến về diện tích là 2% mỗi năm tại tất cả các tỉnh.  Điều này tương đương một cách tổng quát với tỷ số tăng trưởng về diện tích trong thập niên 1890 tại miền nam Việt Nam.  Hình 2 đưa ra một sự so sánh tổng số diện tích ruộng lúa, dựa trên các sự ước lượng ở tầm mức của 20 tỉnh, với các chuỗi số liệu cho miền nam Việt Nam được báo cáo trong các nguồn tài liệu chính thức.  Các sự ước lượng mới khác biệt rõ rệt với các chuỗi số liệu chính thức trong suốt thập niên 1920.  Sự sụt giảm diện tích trong chuỗi số liệu chính thức sau năm 1916 không phù hợp với bằng chứng tường thuật và các chuỗi số liệu xuất cảng.  Khi phép nội suy trực tuyến được áp dụng giữa các năm 1931 và 1938 và giữa 1938 và 1944, các chuỗi số liệu chính thức hơi cao hơn các số ước lượng trong nhiều năm.  Điều rõ ràng đáng mong ước hơn là nên chấp nhận một khảo hướng bảo thủ hầu không ước lượng thái quá tiêu chuẩn sinh hoạt trong suốt thập niên 1930.  Một sự cứu xét bổ túc rằng nhiều cánh đồng lúa được ghi chép là có sản xuất, từ quan điểm thu thuế, thực sự bị bỏ không canh tác bởi có sự sụt giảm rõ rệt trong các giá thóc.


Hình 2: Diện Tích Ruộng Lúa Tại Miền Nam Việt Nam, 1870-1970

--■-- Diện Tích Ruộng Lúa, mẫu tây (ước lượng)

--♦-- Diện Tích Ruộng Lúa, mẫu tây (dữ liệu chính thức)



       Các con số chính thức về sản lượng theo tỉnh được ghi chép trong 25 năm giữa 1880 và 1954 (1880, 1883, 1892, 1897-1898, 1913, 1920-1924, 1926, 1928-1930, 1938, 1944-1947, 1950-1954; các dữ liệu cho năm 1938 thực sự là các số trung bình cho các năm 1936 đến 1940.  Bởi các số diện tích chính thức được báo cáo cho toàn thể các năm này, có thể tính được các số thu hoạch trên diện tích mặc nhiên theo tỉnh cho 25 năm làm chuẩn.

       Ngoài ra, một sự xếp loại các đồng lúa theo ba loại thuế tài định được cung cấp cho các năm 1880, 1883, 1892, 1997 [?, phải là 1897, chú của người dịch] và 1898 tại Quốc Gia Nam Kỳ Thuộc Pháp (État de la Cochinchine Franϛaise (ECF), cùng với các số thu hoạch trung bình cho miền nam Việt Nam như một tổng thể cho các năm này.  Đến một mức độ nào đó, sự sắp loại thuế tài định này có tính chất chuyên đoán và, ở mức độ vi phân, nó có lẽ tùy thuộc vào năng lực thương nghị của mỗi điền chủ đối diện với chính quyền địa phương.  Song, điều này đã phản ảnh sự khác biệt đáng kể trong các giá cả đất đai (ECF, các năm khác nhau) và vì thế có thể được nhìn, ở quy mô cấp tỉnh, như một chỉ số của sự khác biệt trong năng suất của đất.  Giả sử các số thu hoạch bình thường là 2.6, 1.8 và 1.5 tấn thóc mỗi mẫu tây cho ba loại ruộng lúa. 14, và kết hợp điều này với tin tức về diện tích ruộng lúa, các số thu hoạch trung bình vào khoảng từ 2.12 đến 2.37 tấn mỗi mẫu tây được rút ra cho các năm này.  Số này phù hợp với các số thu hoạch trung bình cho miền nam Việt Nam như một tổng thể được ám chỉ bởi khối lượng sản xuất được báo cáo tại ECF cho thời kỳ này.  Bởi việc dựa vào phần phân chia của ba loại thuế thu trên ruộng lúa tại mỗi tỉnh, có thể tính ra các số thu hoạch trung bình tại những tỉnh khác nhau này trong 5 năm làm chuẩn này.  Giả thiết rằng các con số này được lấy ra trên căn bản các tin tức chi tiết, các số thu hoạch này có thể được nhìn là đáng tin cậy hơn các số trung bình được tính toán chỉ dựa trên tổng số diện tích và tổng số sản lượng.

       Như đã ghi nhận về các dữ liệu chính thức liên quan đến miền nam Việt Nam như một tổng thể, các số thu hoạch mặc nhiên thì thấp hơn trong thời khoảng giữa chiến tranh so với trong thập niên 1890.  Một phần sự sụt giảm trong các số thu hoạch có thể là xác thực, phát sinh từ sự mổ rộng biên cương lúa gạo về phía tây đặt dưới sự canh tác vùng đất có độ phì nhiêu thiên nhiên thấp hơn hay tọa lạc tại các khu vực phải gánh chịu nhiều thiên tai hơn (chính yếu là các trận lụt) và sự phá hoại của các động vật hoang dại ở địa phương (các con chuột, chim, heo rừng, v.v…).  Để lượng giá ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên, chúng ta có thể dựa trên tin tức về các tỉnh tại đó diện tích đã không mấy tăng trưởng.  Đây là những khu vực đông dân cư nhất có các cánh đồng ruộng cổ xưa nhất.  Tại các tỉnh này, chúng ta sẽ kỳ vọng rằng các số thu hoạch “bình thường” vẫn còn tương đối ổn định sau năm 1900, mặc dù các số thu hoạch được báo cáo trong các ấn phẩm chính thức thấp hơn nhiều.  Tỉnh Sóc Trăng được dùng như một định chuẩn bởi vì nó là một tỉnh tại đó diện tích đã gia tăng ít nhất sau năm 1900.  Theo các thống kê chính thức, diện tích ruộng lúa tại tỉnh Sóc Trăng đã sẵn đạt tới 173,000 mẫu tây trong năm 1913, gần với đỉnh cực đại thời tiền 1954 là 200,000 (trong năm 1920).  Một con số 2.25 tấn mỗi mẫu tây vẫn còn được báo cáo cho năm 1913 trong các nguồn tài liệu chính thức (Brebier 1914), nhưng số trung bình của các dữ liệu cung ứng cho thời kỳ 1920-1954 là 1.32 (tính toán theo các dữ liệu cho 18 năm).  Sự khác biệt giữa số thu hoạch trung bình của thời kỳ 1920-1947 và số trung bình cho thời kỳ 1880-1898 (1.32 đối với 2.00 tấn) là 0.68 (ám chỉ một sự ước lượng thấp vào khoảng 34% trong suốt thời kỳ 1920-1954).  Điều được giả định rằng con số này tương ứng với tầm mức của sự ước lượng thấp các số thu hoạch lúa gạo do bởi sự gián đoạn của việc kiểm tra bởi chính quyền trung ương giữa các năm 1905 và 1954, và rằng sự việc cùng diễn ra y như vậy một cách tổng quát ở tất cả các tỉnh.

       Các tỷ số tương tự được tính toán cho tất cả các tỉnh khác.  Chúng cao hơn tỉnh Sóc Trăng, ngoại trừ tại tỉnh Rạch Giá có tỷ lệ là 0.31 (khiến ta nghĩ có thể tại tỉnh này, đất mới khai khẩn có độ phì nhiêu tự nhiên cao hơn các cánh đồng xưa cũ).  Tổng quát, khoảng cách giữa tỷ số được nhận thấy cho Sóc Trăng với tỷ số có được cho các tỉnh khác thì nhỏ hơn đối với các tỉnh nơi mà các đồng lúa cổ xưa chiếm một phần lớn của diện tích canh tác (thí dụ, tỷ số là 0.44 tại Gò Công).  Khoảng cách lớn hơn đối với các tỉnh nơi mà các khu rừng và đầm lầy rộng lớn được khai khẩn cho sự canh tác lúa gạo hồi cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20, (thí dụ, tỷ số là 0.51 tại Bạc Liêu).  Sự khác biệt giữa tỷ số có được cho một tỉnh giả định nào đó và tỷ số cho tỉnh Sóc Trăng cho thấy tỷ lệ bách phân của sự sút giảm trong các số thu hoạch gạo có thể quy cho sự mở rộng sự canh tác lúa gạo tại các cánh đồng ruộng mới có độ phì nhiêu tự nhiện kém hơn (trong trường hợp của tỉnh Rạch Giá, sự khác biệt tiêu cực có thể được giải thích như hàm ý rằng các cánh đồng ruộng mới đã có một sự phì nhiêu cao hơn các đồng ruộng cũ).  Đối với mỗi tỉnh, sự sai biệt trong tỷ số so với Sóc Trăng được dùng để tu chỉnh theo hướng nâng cao các số thu hoạch được báo cáo trong các nguồn tài liệu chính thức cho thời kỳ 1920-1954.  Các số thu hoạch trung bình cho thời kỳ 1890-1898 được dùng như một sự đại diện cho thời kỳ 1880-1898 và các trị số còn thiếu được nội suy.  Các Hình 3-1,Hình 3-2, và Hình 3-3 cung cấp ba thí dụ của kết quả của sự tu chỉnh nâng cao các số thu hoạch lúa gạo, trình bày các trường hợp của các tỉnh Sóc Trăng, Gò Công và Bạc Liêu.


Hình 3-1: Các Số Thu Hoạch Gạo tại Tỉnh Sóc Trăng, 1880-1954 (tấn/mẫu tây)

--♦-- Số Thu Hoạch Của Sóc Trăng, (tấn/mẫu tây (theo dữ liệu).

--□-- Số Thu Hoạch Của Sóc Trăng, (tấn/mẫu tây (ước lượng).



Ghi Chú: Các dấu chấm được báo cáo làm dữ liệu cho các năm 1880, 1883, 1892, 1897 và 1898 thực sự được dựa trên phép tính các số thu hoạch trung bình, sử dụng sự phân loại thuế tài định trên các đồng lúa.

***

Hình 3-2: Các Số Thu Hoạch Gạo tại Tỉnh Gò Công, 1880-1954 (tấn/mẫu tây)

--♦-- Số Thu Hoạch Của Gò Công, (tấn/mẫu tây (theo dữ liệu).

--□-- Số Thu Hoạch Của Gò Công, (tấn/mẫu tây (ước lượng).



Ghi Chú: Xem Hình 3-1

***


Hình 3-3: Các Số Thu Hoạch Gạo tại Tỉnh Bạc Liêu, 1880-1954 (tấn/mẫu tây)

--♦-- Số Thu Hoạch Của Bạc Liêu, (tấn/mẫu tây (theo dữ liệu).

--□-- Số Thu Hoạch Của Bạc Liêu, (tấn/mẫu tây (ước lượng).


/span>

Ghi Chú: Xem Hình 3-1

Chú của Người Dịch: Trong nguyên bản in lại đồ thị của tỉnh Gò Công (Hình 3-2) nơi Hình 3-3.
Khi sưu tầm lại được, sẽ điều chỉnh cho đúng.]

***


Sự Uớc Lượng Khối Lượng Sản Xuất
Có Cứu Xét Đến Các Biến Số Hàng Năm
Gây Ra Bởi Các Thiên Tai.

       Các chuỗi số liệu trong thời gian theo từng năm của các số thu hoạch bình thường được kết hợp với các trị giá ước lượng của diện tích nhằm làm phát sinh các chuỗi số liệu về khối lượng sản xuất thóc cho mỗi tỉnh.  Trong các năm 1920-1930, 1944-1947, và 1950-1954, trong đó sự biến thiên hàng năm của các số thu hoạch thóc được rút ra từ các chuỗi số liệu nguyên thủy, các số thu hoạch ám chỉ bởi các chuỗi số liệu diện tích và sản lượng chính thức được tu chỉnh theo hướng nâng cao áp dụng một tỷ số cá biệt cho mỗi tỉnh.  Tuy nhiên, với tất cả các năm khác, các số ước lượng sản lượng là các mức trung bình cho các năm bình thường.

       Để có được chuỗi số liệu tiêu thụ khả tín (rút ra từ các con số về sản lượng và các dữ liệu xuất cảng; xem chương 6 [?]), điều đáng làm là cần lượng giá các sự biến thiên hàng năm trong các số thu hoạch bị gánh chịu các thiên tai.  Cứu xét bản chất rời rạc của tin tức về các thiên tai tại mỗi tỉnh, điều rõ ràng đáng quý hơn là nên ước lượng các biến số hàng năm trong sản lượng của miền nam Việt Nam như một tổng thể hơn là ở cấp tỉnh.  Các sự biến đổi hàng năm trong các số xuất cảng lúa gạo từ miền nam Việt Nam (lưu ý đến sự xuyên quá gạo từ Căm Bốt qua Saìgon) cung cấp một chỉ dẫn của tác động từ các thiên tai trên các vụ gặt thóc.  Một sự giảm sút trong tỷ số của khối lượng xuất cảng trong năm so với số trung bình của hai năm qua được dùng như một chỉ số của sự xảy ra các thiên tai. 15 Tỷ số này trồi sụt trong một khoảng từ 0.85 đến 1.15 với một trị số trung bình là 1.01 trong suốt thời kỳ 1880-1940.  Con số này tương tự như sự biến thiên được nhận thấy trong các năm trong đó các số thu hoạch chính thức được sử dụng.
      
Các số ước lượng sản lượng mới cho thời kỳ 1880-1954 kế đó được nối kết với chuỗi số liệu được cung ứng cho thời kỳ 1955-1972 trên phạm vi của Nam Việt Nam tương ứng với miền nam Việt Nam.  Trong phân khoảng 1955-1957, các số thu hoạch thóc được báo cáo trong các nguồn tài liệu chính thức cũng ở mức thấp như các số đã được báo cáo từ 1913 đến 1954 trong các niên giám thống kê của Đông Dương và các báo cáo thuộc địa khác (1.32, 1.33, và 1.20 tấn mỗi mẫu tây trong 1955, 1956, và 1957, một cách lần lượt.  Tuy nhiên giữa các năm 1958 và 1972, mọi con số đều ở trên 2 tấn mỗi mẫu tây (ngoại trừ trong năm 1966, khi trị số là 1.95).  Số trung bình cho các sự ước lượng mới của các sự thu hoạch thóc cho các năm 1950 đến 1954, 2.24 tấn mỗi mẫu đất, gần nhất đồng nhất với số trung bình được báo cáo trong các nguồn tài liệu chính thức cho thời kỳ 1958-1965 (2.18 tấn mỗi mẫu tây).  Vì thế, điều rõ ràng an toàn để sử dụng cùng sự điều chỉnh như cho thời kỳ 1950-1954 nhằm tu sửa theo hướng nâng cao các số thu hoạch gạo cho thời kỳ 1955-1957.  Các dữ liệu chính thức về diện tích sau năm 1954 được sử dụng mà không [cần] có sự tu chỉnh nào.

       Các sự ước lượng về các chuỗi số diện tích và thu hoạch thóc cứu xét đến sự biến đổi ngắn hạn của các vụ gặt sau hết được kết hợp để tính toán các chuỗi khối lượng sản xuất.  Hình 4so sánh các chuỗi sản lượng mới này với các dữ liệu được công bố trong các nguồn tài liệu chính thức.  Điều cần phải được nhấn mạnh rằng mặc dù sự tu chỉnh theo hương nâng cao sản lượng cho thời kỳ 1908-1940 thoạt tiên có vẻ thái quá, kết quả lại phù hợp với sự kiện rằng miền nam Việt Nam đã là một trong ba nước Á Châu chính yếu xuất cảng gạo trước Thế Chiến II và rằng các số xuất cảng gạo gần như hoàn toàn bị đình chỉ sau năm 1945.

Hình 4: Diện Tích Ruộng Lúa Và Khối Lượng Sản Xuất Tại Miền Nam Việt Nam 1880-1972

--♦-- Sản Lượng Gạo 1000 tấn (ước lượng);     --■—Sản Lượng Gạo 1000 tấn (theo dữ liệu)

***


5. Kết Luận

       Các kết quả trình bày ở trên cho thấy rằng mức độ năng suất đất đã đạt được tại miền nam Việt Nam trước Cuộc Cách Mạng Xanh của thập niên 1960, mặc dù thấp hơn so với Nhật Bản, đã cao hơn một cách đáng kể so với Miến Điện, Căm Bốt, Thái Lan, và ngay cả Java.  Miền nam Việt Nam vì thế xuất hiện như một ngoại lệ nổi bật đối với các điều kiện tiên khởi ám chỉ bởi “cung tuyến Ishikawa”, khi cả tỷ số đất/người và năng suất đât đai đều tương đối cao trước thời Thế Chiến II.

       Sự tu chỉnh theo hướng nâng cao các con số sản lượng gạo cho thời kỳ giữa chiến tranh vào khoảng 100% không ám chỉ một sự tu chỉnh nâng cao tương ứng trong số cung thực phẩm trên mỗi đầu người hay trong các tiêu chuẩn sinh hoạt của các nhân công nông nghiệp.  Dân số cùng bị ước lượng thấp trước năm 1960, mặc dù ở mức độ ít hơn.  Các sự ước lượng dân số đề nghị bởi Banens (2000) cho thời kỳ giữa chiến tranh vào khoảng 30% cao hơn các con số chính thức được báo cáo trong nhiều số khác nhau của tập Niên Giám Thống Kê Đông Dương (Annuaire Statistique de l’Indochine).  Cũng vậy, tin tức cung ứng khiên ta nghĩ rằng tầm mức của sự ước lượng thấp sản lượng trong các nguồn số liệu chính thức thì cao hơn đối với gạo, so với phần lớn số ngũ cốc thu hoạch khác.

       Ngoài ra, các con số về năng suất lao động trong sự canh tác lúa gạo, có thể lấy ra được từ tỷ số đất/người và các số ước lượng về năng suất của đất, phải được dùng một cách thận trọng khi tìm cách đo lường tiêu chuẩn sinh hoạt.  Bởi sự gặt hai mùa chỉ được thực hiện ở một phần rất nhỏ bé của các đồng ruộng, các cơ hội [cung câp] việc làm tương đối ít hiện diện trong mùa trì trệ qua suốt thời kỳ khô hạn của năm (vào khoảng 6 tháng).  Tại các vùng của Đông Nam Á Lục Địa nơi mà mật độ dân cư thấp vào lúc khởi thủy, sự tăng trưởng dân số hồi giữa thế kỷ thứ 20 đã dẫn đến một sự sụt giảm trong tỷ số đất/người trước khi có cuộc Cách Mạng Xanh trong thập niên 1960, đặc biệt tại miền nam Việt Nam nơi mà diện tích đống lúa không gia tăng nhiều sau lúc khởi đầu của thập niên 1930 và, trong thực tế, còn sụt giảm tạm thời đến 50% trong Cuộc Chiến Tranh Đông Dương (1945-1954).

       Sự du nhập các kỹ thuật Cách Mạng Xanh, chẳng hạn như các chủng loại giống lúa có số thu hoạch cao và các phân bón công nghiệp, diễn ra trong thập niên 1960 tại miền nam Việt Nam, được gán cho một sư gia tăng trong năng suất của đất.  Tuy nhiên, về mặt năng suất đất, tác động tích cực một phần bị bù trừ bởi sự sụt giảm của tỷ số đất/người nảy sinh từ sự gia tốc trong sự tăng trưởng dân số.  Yếu tố quyết định dẫn đến một sư gia tăng về đất và năng suất lao động trong suốt hai thập niên sau cùng của thế kỷ thứ 20 là sự lên cao trong tỷ số người/đất gặt hái nảy sinh từ sự đầu tư vào các hạ tầng cơ sở dẫn nước tuới và thoát nước cho phép sự chuyển đổi sang việc gặt hái hai mùa.

       Tin tức định lượng có được khi kết hợp các chuỗi số liệu về dân số được ước lượng bởi Banens (2000) với diện tích đồng ruộng tu chỉnh và chuỗi số liệu sản xuất lúa gạo cho miền nam Việt Nam được trình bày ở trên cho thấy, cho đến cuối thế kỷ thứ 20, con đường biến chuyển trong sự canh tác lúa gạo đã không đi theo “cung tuyến Ishikawa”.  Tỷ số đất/người ở trong chiều hướng đi xuống trong toàn thể thế kỷ thứ 20, đặc biệt sau thập niên 1930.  Điều này có thể được nhìn là nhất quán với giai đoạn khởi đầu của “cung tuyến Ishakawa”.  Tuy nhiên, năng suất đất đã không cải thiện mấy trước cuối thập niên 1980, và có lẽ còn sút giảm đôi chút trước thập niên 1930 do kết quả của sự khai khẩn các vùng đất biên tế.  Có vẻ rằng sự phổ biến các kỹ thuật Cách Mạng Xanh, xảy ra trong thập niên 1960, đã không khuyến dẫn nhiều hơn sự phục hồi lại các mức độ đã được thấy vào cuối thế kỷ thứ 19.

       Thời kỳ của sự chuyển đổi sang việc gặt hái gấp đôi, điều mà trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ 20 cho phép một sự gia tăng đáng kể trong năng suất của đất, có thể được giải thích như một sự khởi động thực sự của “cung tuyến Ishikawa” tại miền nam Việt Nam.  Nhưng nó đã xảy ra từ một mức độ tương đối cao của năng suất đất.  Các kết quả này khiến ta nghĩ rằng điều đáng cứu xét rằng liệu các nước hay vùng Á Châu khác, chẳng hạn như Miến Điện, Hàn Quốc, Thái Lan, hay miền bắc Việt Nam, có trải nghiệm qua cùng một giai đoạn khởi thủy giống nhau của sự trì trệ hay sút giảm trong năng suất đất trong thế kỷ thứ 19 hay 20  và, như một hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh hơn sự tăng trưởng của sự khai khẩn đất, một sự sút giảm trong tỷ số đất / lao động dẫn đến một sự suy giảm trong năng suất lao động hay không./-  

____

* College of Business and Economics (MMIB), Australian National University, 1098 Copland Building (24), Canberra ACT 0200, Australia


       Bài viết này được soạn thảo trong kỳ lưu trú, với tư cách Khách Mời Nghiên Cứu, tại Viện Ngiên Cứu Kinh Tế (Institute of Economic Research, Đại Học Hitotsubashi University, Tokyo, với học bổng của Maison Franco Japonaise.  Tôi xin cám ơn Bộ Ngoại Giao Pháp về sự giúp đỡ tài chính, Viện Nghiên Cứu Kinh Tế, Đại Học Hitotsubashi University, về sự đón tiếp, và các ông Ralph Paprzycki và Pierre Van der Eng về các sự bình luận và góp ý hữu dụng.

1. Hayami và Ruttan (1985) đề nghị một sự giải thích về sự biến đổi nông nghiệp cứu xét, như chọn lựa khác cho phương cách thay thế cho đất (a land-replacing path), một giải pháp thay thế lao động (a labor-replacing).  Tác giả Van der Eng (2004, Hình 4, trang 353) trình bày cặn kẽ một sự biểu thị bằng lược đồ cứu xét đến các sự lựa chọn này, được đặt tên là “đường cong hay cung tuyến Ishikawa nối dài”

2. Các số thu hoạch lúa gạo trung bình trong thập niên 1930 (được tính theo gạo đã sát vỏ) chỉ là 1.1 tấn trên một mẫu tây (ha) tại Java, 0.9 tấn tại Miến Điện, Căm Bốt, Thái Lan và miền nam Việt Nam, và 1.4 tấn tại Bắc Việt Nam, so với 2.7 tấn trên mỗi mâu tây tại Nhật Bản (Van der Eng, 2004, Bảng 3, các trang 355-356).

3. Các dữ liệu này cùng được báo cáo trong sách của Henry (1932), cho thập niên 1920.

4. Sự ước lượng của các chuỗi số liệu mới hay diện tích đồng trồng lúa và khối lượng sản xuất thóc cho miền nam Việt Nam trình bày trong bài viết này đã được thực hiện như một phần của Các Thống Kê Lịch Sử Á Châu (Asian Historical Statistics (ASHSTAT), Trung Tâm Dự Án Tuyệt Hảo (Centre of Excellence Project) của Bộ Giáo Dục Nhật Bản (Trưởng Toán là Giáo Sư Konosuke Odaka).

5. Các niên giám thống kê của Nam Việt Nam cung cấp các dữ liệu về các số thu hoạch trung bình trong năm 1971 và 1972 tại các khu vực tương ứng với phần Cochinchina (Nam Kỳ) trước đây (miền nam Việt nam).  Các con số tính theo tấn trên mỗi mẫu tây là 1.96 và 1.78 tấn cho các chủng loại hạt giống địa phương truyền thống đối chọi với 3.95 và 3.67 tấn mỗi mẫu tây cho các chủng loại thu hoạch cao (Niên Giám Thống Kê Việt Nam 1972: 304-305).

6. Tác giả Giacomtti (2000a) thảo luận các vấn đề này và đề nghị tu chỉnh nâng cao con số chính thức về diện tích lên 30%, 25%, và 10% lần lượt cho Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (An Nam) và Nam Kỳ (Cochinchina).  Cuộc nghiên cứu này sử dụng hầu hết các hệ số giống nhau trong việc ước lượng diện tích đồng ruộng, nhưng với một sự tu chỉnh nâng cao hơn nhiều các số thu hoạch; xem bên dưới để có thêm chi tiết.

7. Xem Giacometti (2000a) để có một sự thảo luận chi tiết hơn.

8. Bởi phần lớn gạo tiêu thụ tại các khu vực nông thôn của miền bắc Việt Nam được chế biến tại địa phương (đôi khi bởi chính người tiêu thụ, thường bởi các công nhân chuyên nghiệp trong cùng làng), các hệ số hoán đổi thóc sang gạo nâu đã xát bỏ vỏ trấu là gạo được nhận thấy khi sử dụng các kỹ thuật xay lúa cổ truyền.

9. Dựa trên Banens (2000), có tu chỉnh đôi chút.

10. Do các sự ưa chuộng về văn hóa, ngô (bắp), khoai lang, và sắn (khoai mì) không được xem là các lương thực được chấp nhận để thay thế cho gạo mà đúng hơn dành cho các món quà vặt (snacks); chỉ những gia đình thôn quê nghèo nhất của Châu Thổ sông Hồng mới không dùng gạo làm lương thực chính yếu (Gourou 1936).  Điều cần phải được ghi nhận rằng kiến thức khoa học về chất liệu dinh dưỡng cho phép xác định một cách hồi tố một căn bản lý luận cho các thành kiến phổ thông này: mặc dù đắt hơn khi tính theo kg, gạo thường rẻ hơn khoai lang khi tính theo đơn vị calorie.

11. Các dữ liệu cho năm 1920 là các số trung bình thực sự cho thời kỳ 1919-1922; các dữ liệu cho năm 1928 là các số trung bình cho thời kỳ 1923-29; các dữ liệu cho năm 1931 là các số trung bình cho thời kỳ 1925-1930; và các dữ liệu cho năm 1938 là các số trung bình cho thời kỳ 1936-1940.  Căn bản lập luận cho việc sử dụng các số trung bình của thời kỳ 1925-1930 cho năm 1931 là vì số diện tích đồng ruộng không sụt giảm một cách tức thời vào lúc bùng phát Cuộc Suy Thoái Thế Giới và rằng một chiều hướng lên cao được nhận thấy tại phần lớn các tỉnh giữa các năm 1926 và 1930 trong dữ liệu được báo cáo bởi Takada (2000).

12. Mặc dù việc gặt hái hai lần số thóc lúa đã hiện hữu tại một số khu vực quanh Sàigòn trước 1954 (và ngay cả trong thế kỷ thứ 19), nó có tính cách biên tế và vì thế có thể bị lãng quên khi tái cấu trúc số diện tích nằm dưới sự canh tác.

13) Nhiều phần là các điền chủ có khuynh hướng che dấu phần nào số diện tích đồng lúa chịu thuế nhưng khía cạnh này của sự báo cáo thấp diện tích canh tác trong các nguồn tài liệu chính thức đã không được cứu xét đến.

14) Henry and DeVisme (1928-52).  Đây là các con số cho các số thu hoạch bình thường không bị ảnh hưởng bởi tác động của các thiên tai, phù hợp một cách tổng quát với sự đồng nhất giữa các nhà sinh vật học về tiêm năng của các chủng loại cỗ truyền.  Các tác giả cũng đề cập đến các số thu hoạch “bình thường” 2 tấn trên mỗi mẫu tây cho lúa nổi, con số xem ra cực kỳ cao.

15) Công thức được áp dụng ở đây là Yet = Ynt (Xt/avXt, Xt -1) + 1) / 2, trong đó Yet là số thu hoạch thực sự  được ước lượng trong năm t, Ynt là số thu hoạch “bình thường” được ước lượng trong năm t, Xt là số xuất cảng gạo trong năm t, và av (Xt, Xt-1) là số trung bình của số xuất cảng gạo trong các năm t và t - 1.  Sự chứng minh cho sự cắt giảm bằng phân nửa mức độ của sự biến thiên là vì khoảng phân nửa sản lượng đã được sử dụng làm số cung nội địa.  Điều được giả định rằng sự trồi sụt mỗi năm trong sự tiêu thụ nội địa thì không đáng kể.

*****

THAM KHẢO

Baillaud, E. (1912).  “Les riz indochinois a l’exposition de 1911 de d’Institut Colonial Marseillais”, Bulletin Économique de l’Indochine, các trang 424-425.

Banens, Maks (2000).  Vietnam’s Population Reconstruction, 1884-1954, trong sách biên tập bởi J-P. Bassino, J-D. Giacometti, và K. Odaka, Quantitative Economic History of Vietnam, Tokyo, Hitotsubashi University, các trang 1-40.

Bournier, G. (1925).  “Étude sur la consummation de riz en Indochine”, Bulletin Economique de l’Indochine, các trang 425-437.

Brenier, Henri (1914).  Essai d’Atlas Statistique de l’Indochine Franҫaise.  Hanoi: IDEO.

Dumont, Rene (1935).  La culture du riz dans le delta du Tonkin.  Paris: Société d’Éditions Geographiques, Maritimes et Coloniales.

État du Vitnam [State of Vietnam], (1949-1953).  Annuaire Statistique du Vietnam, [Niên Giám Thống Kê Về Đông Dương], Hanoi.

Giacometti, Jean-Dominique (2001a).  “Sources and Estimations for Economic Rural History of Vietnam in the First Half of the 20th Century”, trong sách biên tập bởi J-P. Bassino, J-D. Giacometti, và K. Odaka, Quantitative Economic History of Vietnam, Tokyo, Hitotsubashi University, các trang 41-80.

Giacometti, Jean-Dominique (2001b).  “Bases for Estimations of Agriculture in Central Vietnam before 1954: The Examples of Thanh Hóa and Nghệ An Provinces”, trong sách biên tập bởi J-P. Bassino, J-D. Giacometti, và K. Odaka, Quantitative Economic History of Vietnam, Tokyo, Hitotsubashi University, các trang 105-124.

Gourou, Pierre (1936).  Les Paysans du delta tonkinois: Étude de geographie humaine.  Paris: Éditions d’art de d’histoire.

Gourou, Pierre (1940).  L’utilisation du sol en Indochine franҫaise.  Paris: Centre d’études de politique étrangère.

Gouvernement de la Cochinchine (1878-1908).  État de la Cochinchine franҫaise.  Saigon.

Gouvernement Général de l’Indochine (1913-1946).  Annuaire Statistique de l’Indochine [Niên Giám Thống Kê Đông Dương], Hanoi.

Hayami, Yujiro và Vernon W. Ruttan (1985).  Agricultural Development in International Perspective.  Baltimore: John Hopkins University.

Henry, Yves (1932).  Économie agricole de l’Indochine.  Hanoi: IDEO.

Henry, Yves và Maurice DeVisme (1928).  Documents de démographie et rizculture en Indochine.  Hanoi: Gouvernement Général de l’Indochine.  Inspection générale de l’agriculture, de l’élevage et des forets.

Ishikawa, Shigeru (1981).  Essays on Technology, Employment and Institutions: Comparative Asian Perspectives.  Tokyo: Kinokuniya.

Lecoq, Jean-Franҫois (2001).  Economic Liberalization in Vietnam and Rice Production Intensification: The Case of Ô Môn, Mekong Delta.  Luận án Tiến Sĩ, INA Paris-Grignon (bằng tiếng Pháp).

Murray, Martin J. (1980).  The Development of Capitalism in Colonial Indochina (1870-1940).  Berkeley: University of California Press.

Nguyền Xuân Hiên [?] (2001).  Glutinous-Rice-Eating Tradition in Vietnam and Elsewhere.  Bangkok: White Lotus.

Takada, Yoko (2000).  “Historical Agraian Economy of Cochinchina”, trong sách biên tập bởi J-P. Bassino, J-D. Giacometti, và K. Odaka, Quantitative Economic History of Vietnam, Tokyo, Hitotsubashi University, các trang 125-142.

Thorel, Clovis (2001).  1893.  Agriculture and Ethnobotany of the Mekong Basin.  Bangkok: White Lotus (Phiên dịch từ tiếng Pháp; nguyên bản được ấn hành có nhan đề là “Agriculture et horticulture de l’Indo-Chine”, các trang 335-491, trong quyển “Voyage d’Exploration en Indo-Chine”, vol. 2, 1893.  Librairie Hachette et Cie, Paris).

Van der Eng, Pierre (2004).  “Production Technology and Comparative Advantage in Rice Agriculture in South East Asia since 1870”.  Asian Economic Jornal, 18-4, 345-370.


Phụ Lục: được cung cấp dưới dạng điện tử theo lời yêu cầu): Diện Tích Ruộng Trồng Lúa Gạo, Sản Lượng Lúa Gạo, và Dân Số Nam Việt Nam (1880-1960).
_____

Nguồn: Jean-Pascal Bassino, Rice Cultivation in Southern Vietnam (1880-1954): A Re-evaluation of Land Productivy in Asian Perspective,


Ngô Bắc dịch và phụ chú
18.07.2011    


© gio-o.com 2011


0 Comments:

Post a Comment



Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ


Khảo Sử trên Facebook